Từ vựng Tiếng Việt nếu phân loại theo cấu tạo sẽ bao gồm từ đơn và từ phức. Đây chính là kiến thức thuộc phần thực hành tiếng Việt trong chương trình lớp 6 mới. Để giúp các bạn học sinh học tốt chương trình Ngữ văn 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, thầy giáo Nguyễn Phi Hùng đã đưa ra những tiêu chí giúp các bạn học sinh dễ dàng tìm hiểu và phân biệt được hai loại từ này.
>> Phụ huynh, học sinh hãy cùng xem chi tiết bài giảng thầy Hùng tại đây:
Từ đơn là gì?
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ mượn của nước ngoài như ra-đi-ô, ti-vi,… mặcdù có nhiều hơn 1 tiếng nhưng vẫn là từ đơn.
Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…
Chi tiết kiến thức từ đơn các em học sinh và các bạc phụ huynh tham khảo bài viết: Từ đơn là gì
Từ phức là gì?
Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.
Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…
Chi tiết kiến thức từ phức xem tại: Từ phức là gì
Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép
Để phân biệt được 2 loại từ này, các em học sinh có thể tham khảo bài viết: Cách phân biệt từ láy – từ ghép
Phân biệt từ đơn và từ phức
Đối với từ trong tiếng Việt, căn cứ theo cấu tạo và theo số lượng tiếng trong một từ, người ta sẽ chia ra thành 2 loại là từ đơn và từ phức. Trong đó:
Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng và từ phức là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên.
Để phân biệt hai loại từ này, các bạn học sinh hãy cùng thực hành một ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ: Nhận biết các từ sau là từ đơn hay từ phức: tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, những, vẫn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc.
Theo định nghĩa, từ đơn gồm 1 tiếng, từ phức gồm 2 tiếng trở lên. Ta nhận biết được từ đơn và từ phức như sau:
Từ đơn |
Từ phức |
Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một, những, vẫn | Ăn uống, ăn năn, xinh xắn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc |
Phân biệt từ ghép và từ láy
Trong từ phức, có hai tiểu loại từ nhỏ hơn, đó là từ ghép và từ láy.
Từ ghép là những từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng có nghĩa, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy là những từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần).
Thầy Hùng đã đưa ra các ví dụ minh họa giúp các em hiểu rõ hơn về 2 loại từ này:
– Các từ ăn uống, sợ hãi là từ ghép vì hai tiếng ăn và uống, sợ và hãi đều có nghĩa và hai tiếng đều có quan hệ với nhau về nghĩa.
– Các từ sợ sệt, lênh khênh, rung rung là từ láy vì:
- Từ sợ sệt được lặp lại âm đầu “s”
- Từ lênh khênh được lặp lại vần “ênh”
- Từ rung rung được lặp lại cả âm đầu và vần
Trường hợp đặc biệt
Ví dụ: Im ắng, ồn ào là từ ghép hay từ láy?
Trường hợp này, từ im ắng và ồn ào đều không có sự lặp lại của phần âm thanh. Cả hai từ đều không có âm đầu, phần vần thì khác nhau. Tuy không có dấu hiệu của một từ láy, nhưng đây không từ ghép. Đây chính là một trường hợp đặc biệt của từ phức, được gọi là từ láy đặc biệt. Phân tích kỹ thì từ im ắng và ồn ào đều khuyết phụ âm đầu. Những trường hợp từ phức khuyết âm đầu người ta sẽ xếp vào dạng từ láy.
Dựa vào các hướng dẫn trên của thầy Hùng, chắc chắn các bạn học sinh lớp 6 sẽ thấy việc nhận biết và phân loại từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy đơn giản hơn rất nhiều. Hãy cùng theo dõi các video bài giảng tiếp theo của thầy Hùng để cùng nắm vững hơn các kiến thức Ngữ văn 6 trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nhé!
Cùng đồng hành với các bạn học sinh chuẩn bị lên lớp 6 trong Chương trình Học tốt lớp 6 mới môn Ngữ văn, với phong cách giảng dạy hiện đại, đổi mới, sáng tạo, thầy Nguyễn Phi Hùng không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn kích thích sự sáng tạo, ham học hỏi, tinh thần chủ động, tự học thông qua những giờ giảng môn Ngữ văn cho học sinh. Qua đó, giúp học sinh bứt phá điểm cao và các yêu cầu về phẩm chất, năng lực trong môn Ngữ văn của chương trình mới.
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT LỚP 6 MỚI
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ. |