Tính từ là gì? Cách nhận biết, chức năng của tính từ

0
19577
tinh-tu-la-gi

Trong từ vựng Tiếng Việt, cùng với động từ và danh từ, tính từ là loại từ vô cùng quan trọng trong diễn đạt, thành phần câu vừa là thành phần giúp bổ sung ý nghĩa, thông tin cho người diễn đạt, vừa là thành phần giúp tiếng Việt trở nên đặc sắc và phong phú. Tính từ được các em học sinh tiếp cận trong chương trình lớp 4 tiểu học. Vậy tính từ là gì? Đặc điểm nhận dạng và chức năng của tính từ là gì?

 

Tham khảo thêm:

Danh từ là gì

Động từ là gì

I. Tính từ là gì?

Tính từ là những từ được sử dụng để miêu tả các đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc các hoạt động hay trạng thái,… Do vậy, thông qua tính từ, người đọc (hoặc người nghe) có được thêm thông tin liên quan đến đối tượng được đề cập trong ngữ cách cũng như dễ dàng hình dung ra các đặc điểm, tính chất hay trạng thái của đối tượng được nhắc tới trong câu.

Từ định nghĩa tính từ là gì ở trên, ta có thể nhận thấy nhờ có tính từ mà cách diễn đạt trong câu văn sẽ trở nên sinh động hơn rất nhiều, mang tính liên tưởng cao, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra đối tượng được đề cập tới. Cũng giống như tiếng Việt mà trong tiếng Anh, tính từ cũng là loại từ quan trọng với chức năng khá tương tự giống với tính từ trong tiếng việt.

Một số ví dụ về tính từ Tiếng Việt lớp 4:

-Các tính từ chỉ phẩm chất: tốt, hèn hạ, tốt bụng, xởi lởi,…

-Các tính từ chỉ màu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím,….

-Các tính từ chỉ kích thước: ngắn, dài, cao, thấp, rộng, hẹp,…

-Các tính từ chỉ hình dáng: chữ nhật, vuông, tròn, elip,….

-Các tính từ chỉ mức độ âm thanh: lí nhí, ồn ã, ồn ào,….

-Các tính từ chỉ hương vị: chua, cay, mặn, ngọt, đắng,…

-Các tính từ chỉ cách thức, mức độ: nhanh, chậm, xa, gần, kề

 

II. Các loại tính từ

Để có thể hiểu rõ được cách sử dụng tính từ, vị trí tính từ trong câu như thế nào, các em học sinh cần phải nắm được các loại tính từ, cách sử dụng các loại này ra sao để có thể lựa chọn một cách phù hợp nhất trong hoàn cảnh nói.

  • Tính từ chỉ đặc điểm :

Tính từ chỉ đặc điểm là các từ biểu thị đặc điểm của sự vật. Đặc điểm là những nét riêng biệt vốn có của một một sự vật, sự việc chẳng hạn như: người, con vật, đồ vật, cây cối,…. Chính nhờ các đặc điểm này sẽ giúp người đọc có thể phân biệt các sự vật và đối tượng khác nhau với nhau. Các đặc điểm nhận dạng bao gồm:

+ Đặc điểm bên ngoài là những nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng được nhận biết và phân biệt thông qua các giác quan (như thị giác, xúc giác, vị giác,…) về hình dáng, âm thanh, kích thước.

Một số tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài thông dụng có thể kể đến: Dài, rộng, cao, thấp, bé, vàng, xanh,…

+ Đặc điểm bên trong là những nét riêng biệt thông qua các giác quan bình thường không thể thấy được mà phải thông qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận… chúng ta mới có thể nhận biết được những đặc điểm này. Thông thường đặc điểm bên trong là các đặc điểm về tâm lý, tình hình hay tính cách của một người hay nói về độ bền, tuổi thọ, chất lượng của sự vật.

Tính từ chỉ đặc điểm bên trong thường được sử dụng như ngoan ngoãn, chăm chỉ, kiên định,…

  • Tính từ chỉ tính chất:

Là từ được sử dụng để biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,…), nhưng thiên về đặc điểm bên trong. Do đó, tính chất chỉ được nhận biết thông qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp. Ví dụ : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…

  • Tính từ chỉ trạng thái:

Tính từ chỉ trạng thái là những từ chỉ tình trạng của hiện tượng hay sự vật, hoặc trạng thái tồn tại của sự vật, sự việc trong một khoảng thời gian nào đó.

Ví dụ: Trong bài thơ “Sóng – Xuân Quỳnh”, tác giả đã sử dụng rất linh hoạt các tính từ chỉ trạng thái, từ đó tạo ra sự ấn tượng trong câu văn và cho người đọc

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.”

Ở đoạn thơ này, các từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” chính là các tính từ chỉ trạng thái của sóng.

 

III. Chức năng của tính từ trong câu

Thông thường, tính từ được kết hợp với danh từ, động từ để bổ sung về mặt ý nghĩa về các đặc điểm như tính chất, mức độ và đặc điểm. Trong một câu hoàn chỉnh, tính từ có một số chức năng sau:

– Tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ (trong trường hợp này tính từ thường là vị ngữ)

Ví dụ: “Cái bàn này rất đẹp” tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ cái bàn và đứng ở vị trí vị ngữ trong câu

Tham khảo ngay: Vị ngữ là gì

Chức năng bổ nghĩa cho danh từ của tính từ là một trong những chức năng vô cùng quan trọng và cơ bản nhất của tính từ, giúp cho người đọc, người nghe hiểu được toàn cảnh và chính xác nhất về sự vật, sự việc được nói đến trong câu

– Tính từ đứng ở vị trí chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu

Ví dụ như câu văn: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư là phẩm chất quan trọng của đạo đức cách mạng trong tử tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”. “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư là các tính từ đứng ở vị trí chủ ngữ trong câu.

Tham khảo thêm: chủ ngữ là gì

 

IV. Sau tính từ là gì?

Thông qua các nội dung đã đề cập ở trên, ta có thể thấy được, trong Tiếng Việt tính từ thường sẽ đứng ở vị trí sau danh từ. Tuy nhiên, khi tính từ đóng vai trò là chủ ngữ thì sau tính từ sẽ là vị ngữ.

Bên cạnh đó, vị ngữ có thể được cấu tạo từ một động từ (hay cụm động từ). Ngoài ra, trong một số trường hợp vị ngữ còn có thể là một danh từ hoặc cụm danh từ.

Như vậy, trong một câu, đằng sau tính từ có thể là một động từ, cụm động từ hoặc danh từ hay một cụm danh từ.

 

V. Bài tập về tính từ

Bài 1: Hãy sắp xếp các tính từ sau vào ô thích hợp: lỏng lẻo, mềm nhũn, xám xịt, vàng hoe, trong suốt, chót vót, tí xíu, xanh biếc, đen kịt, cao lớn, mênh mông, chắc chắn, tròn xoe, kiên cường, thật thà.

Tính từ chỉ màu sắc

Tính từ chỉ hình dáng

Tính từ chỉ tính chất phẩm chất

 

Bài 2: Dựa vào từ chỉ đồ vật, các em học sinh hãy thêm các tính từ thích hợp vào 2 cột

Từ chỉ sự vật

Tính từ chỉ màu sắc của sự vật

Tính từ chỉ hình dáng của sự vật

Cái nón

Cái thước kẻ

 

Bài 3: Hãy tìm những tính từchỉ tính chất của sự vật trong đoạn văn và gạch chân các tính từ đó:

“Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc”.

 

Bài 4: Đánh dấu x vào chỗ ô thích hợp chỉ ra cách thể hiện mức độ tính chất đặc điểm của mỗi tính từ ở cột trái. Sau đó hãy lựa chọn 1 từ bất kỳ để đặt câu

Tính từ

Thêm tiếng để tạo ra các TG hoặc TL

Thêm các từ chỉ mức độ (rất, lắm vào trước hoặc sau)

Dùng cách so sánh

hơi nhanh

x

vội quá

đỏ cờ

tím biếc

mềm vặt

xanh lá cây

chầm chậm

khá xinh

thẳng tắp

 

 

Bài 5: Hãy tìm các tính từ trong đoạn thơ sau:

“Việt Nam đẹp khắp trăm miền

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Sum sê xoài biếc, cam vàng

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi”

 

Bài 6:

a. Hãy tìm tính từ (nếu có) trong đoạn trích sau:

“Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.”

b. Hãy đặt 1 câu có thành phần chủ ngữ là một tính từ

 

Bài 7:

  1. Tìm 2 tính từ gần nghĩa, cùng nghĩa và 2 tính từ trái nghĩa với từ “chăm chỉ”. Sau đó, đặt câu với tính từ đã tìm được
  2. Tìm 2 tính từ cùng nghĩa, gần nghĩa và 2 tính từ trái nghĩa với từ “dũng cảm”.

 

Bài 8: Hãy tìm các tính từ trong 2 câu thơ của Bác Hồ:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót, chim kêu suốt cả ngày”.

Bài 9:

“Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Theo các em học sinh, hình ảnh nào là đặc sắc và góp phần tạo nên sự nổi bật của đoạn thơ trên.

Trên đây là toàn bộ kiến thức thông qua bài viết Tính từ là gì hy vọng sau bài viết này các em học sinh sẽ có thêm kiến thức cần thiết giúp các em trong quá trình học, thực hành môn tiếng Việt và đạt kết quả tốt.