Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

0
191497
phan-biet-tu-dong-am-nhieu-nghia

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường gây lúng túng cho học sinh vì hình thức viết lẫn cách đọc đều giống nhau. Sau đây cô Thu Hoa sẽ hướng dẫn cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 

 

A. Nguyên nhân khiến bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa trở nên khó khăn với học sinh

Sở dĩ học sinh dễ nhầm lẫn giữa hai loại từ này vì ba nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống hệt nhau từ cách đọc đến cách viết.

Thứ hai, học sinh còn chưa hiểu và chưa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

Thứ ba, ở chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh nắm rõ bản chất và biết cách phân biệt.

 

B. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trước tiên, ta cùng đến với khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Từ nhiều nghĩa là gì?

Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến (một kết quả được mong chờ).

“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

Cô Thu Hoa chia sẻ: “Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì? Cô Hoa đã tổng hợp thành ba lưu ý chính như sau:

Đối với từ đồng âm

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Đối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

C. Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bài tập phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm

Bài tập 1: Hãy phân biệt nghĩa các từ được in nghiêng; cho biết trong những từ đó, từ nào là từ đồng âm và từ nào là từ nhiều nghĩa:

Bạc

1. Cái vòng bằng bạc. (một kim loại quý hiếm)

2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (cách gọi khác của tiền)

3. Cờ bạc là bác thằng bần. (một loại trò chơi may rủi, không lành mạnh)

4.Ông Ba tóc đã bạc. (từ chỉ màu sắc)

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (tính từ chỉ sự thay lòng đổi dạ)

6. Cái quạt này đã đến lúc phải thay bạc. (Nói về một bộ phận của máy bay)

Các từ bạc ở các câu số 1, 4, 5, 6 là những từ đồng âm, còn các từ bạc ở câu 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

 

Đàn

a. Cây đàn bầu. (một loại nhạc cụ, cụ thể là đàn)

b. Vừa đàn vừa hát. (động từ nói về việc đánh đàn)

c. Lập đàn tế lễ. (Nơi sắp xếp các dụng cụ, vật phẩm để làm lễ)

d. Bước lên diễn đàn. (Nói về sân khấu)

đ. Đàn chim tránh rét bay về. (Từ chỉ số lượng)

e. Đàn thóc ra phơi (Rải đều trên mặt phẳng)

(Các từ đàn là từ nhiều nghĩa: a – b; c – d)

 

Bài 2: Giải thích ý nghĩa của từ sao trong các câu dưới đây

a. Sao trên bầu trời khi mờ khi rõ. (Nói về thiên thể trong vũ trụ)

b. Sao văn bản này thành 6 bản. (Tạo bản sao, sao chép lại bản chính)

c. Sao tẩm chè. (chất, hợp chất để sấy khô)

d. Sao ngồi lâu thế. (Thắc mắc về lý do, nguyên nhân)

e. Đồng lúa mượt mà sao !(nhấn mạnh thể hiện sự ngạc nhiên)

 

Bài 3. Nêu ra ý nghĩa của từ “Thắng” trong các câu dưới đây

a. Thắng cảnh tuyệt vời. (đẹp, hùng vĩ)

b. Thắng nghèo nàn lạc hậu. (vượt qua)

c. Chiến thắng vĩ đại. (kết quả)

d. Thắng bộ áo đẹp nhất để đi chơi. (hành động mặc)

 

Bài 4: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

a. Hãy giải nghĩa của từ “chiều” và “chiều chiều” trong mỗi câu thơ trên. (“Chiều chiều”: chỉ thời gian; “chiều” nói về nỗi lòng, sự mong ngóng)

 

Bài 5. Xếp từ “xuân” ở trong số câu sau trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du theo từng nhóm nghĩa và nói rõ nghĩa của từ ” xuân ” trong nhóm đó.

a. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. (tuổi)

b. Ngày xuân con én đưa thoi. (Mùa xuân )

c. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Mùa xuân)

d. Cõi xuân tuổi hạc càng cao. (tuổi)

e. Ngày xuân em hãy còn dài. (cuộc đời)

 

Bài 6: Hãy cho biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ được gạch chân dưới đây

Bàn tay ta làm nên tất cả

Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể, Nghĩ chuyển: sự lao động

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

  • Sỏi đá

Nghĩa gốc: loại khoáng chất, Nghĩa chuyển: Khó khăn, trở ngại

  • Cơm

Nghĩa gốc: thực phẩm, Nghãi chuyển: Thành quả

 

 

Bài tập về từ đồng âm

Bài 1: Hãy phân biệt nghĩa của các từ dưới đây

a) Đậu nành – Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò ăn cỏ – 5 bò gạo – cua bò.

c) Sợi chỉ đỏ – chiếu chỉ – chỉ đường – chỉ vàng.

a) Từ đậu

  • Đậu nành: Tên một loại đậu
  • Đất lành chim đậu: hành động của loài chim
  • Thi đậu: chỉ việc thi đỗ đạt

b) Từ bò

  • bò ăn cỏ: Con vật
  • 5 bò gạo: Đơn vị đo lường
  • cua bò: hành động di chuyển của con cua

c) Từ chỉ

  • sợi chỉ: vật dụng để may vá
  • chiếu chỉ: thông báo của nhà vua
  • chỉ đường: hành động hướng dẫn người khác về đường đi
  • chỉ vàng: đơn vị đo lường cho vàng

Bài 2: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc.

Đáp án:

Học sinh tham khảo các câu sau:

– chiếu:

  • Bạn ấy đã lắp hẳn một chiếc máy chiếu trong phòng ngủ để phục vụ cho việc xem phim
  • Chiếc chiếu cũ hỏng rồi. Chiều nay tôi sẽ đi mua chiếc mới

– kén:

  • Kén cá chọn canh
  • Mọi người đang thu hoạch những chiếc kén tắm đề dệt thành bông

– mọc:

  • Bát bún mọc đó ngon thật
  • Phải mời mọc mãi anh ấy mới chịu đến bữa tiệc

Bài 3:

Đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm với các từ sau: Giá, đậu, bò, kho, chín.

Đáp án:

  • Giá: Cho hỏi đĩa thịt bò xào giá đỗ có giá bao nhiêu
  • Đậu: Mọi người vẫn có quan niệm ăn đậu đỏ trước khi thi có thể đậu được vào trường mình mong muốn
  • Bò: Con rắn đang bò lại gần con bò đang ăn cỏ
  • Kho: Trước khi làm nồi cá kho, con hãy vào kho lấy thêm củi
  • Chín: Có tận chín quả mít đang chín trong vườn.

Bài tập về từ nhiều nghĩa

Bài 1: Hãy sử dụng các từ “ngọt” để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển)

  • Nghĩa gốc: Bụi mía năm nay ăn rất ngọt.
  • Nghĩa chuyển: Nhát dao ngọt xớt cắt qua miếng thịt

 

Bài 2: Trong các từ gạch chân trong câu, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ gạch chân

a) Vàng:

  • Giá vàng trong nước tăng lên chóng mặt
  • Tấm lòng vàng của các mạnh thường quân
  • Chiếc lá vàng rơi xuống hiên nhà

b) Bay:

  • Bác thợ nề đang thực hiện thoắn thoắt với chiếc bay trong tay
  • Đàn chim đang bay về phương Nam
  • Căn phòng đã bay hết mùi sơn

Đáp án

a) Vàng:

  • Giá vàng trong nước tăng lên chóng mặt -> Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
  • Tấm lòng vàng của các mạnh thường quân -> Từ đồng âm
  • Chiếc lá vàng rơi xuống hiên nhà -> Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

b) Bay:

  • Bác thợ nề đang thực hiện thoắn thoắt với chiếc bay trong tay -> Từ đồng âm
  • Đàn chim đang bay về phương Nam  -> Từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc)
  • Căn phòng đã bay hết mùi sơn  -> Từ nhiều nghĩa (nghĩa chuyển)

 

Bài 3:

Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh bẫy.

a) Sắp xếp các từ sau thành nhóm có cùng ý nghĩa

b) Hãy nêu ra ý nghĩa của từ đánh trong từng nhóm đã lập

Đáp án:

a) Xếp các từ theo nhóm

  • Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn, đánh răng, đánh giày, đánh trứng, đánh cá
  • Nhóm 2: đánh tiếng, đánh bẫy, đánh bức điện.

b) Giải nghĩa:

  • Nhóm 1: Ám chỉ hành động tác động vật lý lên vật, đồ vật hoặc con vật
  • Nhóm 2: từ đánh chỉ việc sử dụng một nhóm hành động, lời nói hay suy tính để đạp được mục tiêu.

Đối với khối lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, luyện tập đặt câu với từ nhiều nghĩa và từ đồng âm để phân biệt chính xác.