Phân tích Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã – G.Lân-đơn)

0
3056
phan-tich-con-cho-bac-ava

Đoạn trích Con chó Bấc của tác giả Giắc Lân-đơn là một trong các tác phẩm văn học nước ngoài nằm trong chương trình văn học Ngữ Văn 9. Với mục đích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm này, HOCMAI sẽ tổng hợp và lập ra dàn ý chi tiết phân tích Con chó Bấc dưới đây.

 

I. Phân tích Con cho Bấc: Thông tin tác giả

Tiểu sử cuộc đời tác giả

– Tên thật: Giắc Lân-đơn

– Sinh năm: 1876; mất năm: 1916

– Quê quán: thành phố San Francisco, bang California

– Mẹ ông là giáo viên âm nhạc, cha là người viết tiểu sử. Tuy nhiên, ông bị cha mẹ ruồng bỏ và phải sống trong gia đình nô lệ.

– Năm 1896, ông gia nhập đảng Xã hội. Năm 1916, ông từ bỏ đảng này.

– Trong 20 năm tham gia đảng, ông là người tiên phong trong việc viết báo, ủng hộ các cuộc đình công của giai cấp công nhân. 

– Giắc Lân-đơn khởi đầu sự nghiệp văn chương với những mẩu truyện ngắn trên tờ báo sinh viên. 

– Tới những năm đầu 1900, sự nghiệp của ông dần bước lên đỉnh cao. Ông tiên phong viết tạp chí thương mại, một dạng báo thịnh hành lúc bấy giờ.

– Ông là nhà văn người Mỹ thành công trong mặt tài chính đầu tiên trong thời điểm này.

– Năm 1919, vì quá bất mãn với sự trái nghịch của cuộc sống đương thời, ông quyết định uống thuốc độc tự tử.

Các tác phẩm nổi tiếng: 

– Giắc Lân-đơn đã cống hiến cho nền văn học Mỹ đa dạng các tác phẩm từ tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, tiểu luận, thậm chí là kịch bản. 

– Các tác phẩm nổi tiếng của ông với bạn đọc Việt Nam bao gồm: “Gót sắt” sáng tác năm 1908, “Đứa con của chó sói” viết năm 1902, “Răng nanh trắng” năm 1906, cùng tác phẩm “Ánh sáng ban ngày cháy đỏ” sáng tác năm 1910.

Phong cách sáng tác:

– Nhờ vào việc sớm tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa xã hội, những tác phẩm của ông mang đậm ý tưởng tiến bộ. 

– Tác phẩm của ông thường phản ánh sự trái nghịch mạnh mẽ giữa hai thái cực, như xã hội tư bản với người lao động; giai cấp vô  sản với tư bản; giữa con người với thiên nhiên. 

– Ông thường đưa vào tác phẩm của mình các triết lý cùng mặt đối lập giữa cao thượng và thấp hèn. Đề cập tới các vấn đề này khiến nhân cách nhân vật dưới ngòi bút của ông có những xung đột rất gay gắt. 

 

II. Thông tin về tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời/ Nguồn gốc xuất xứ

– Năm 1986, với mong ước trở nên giàu có nhanh chóng, Giắc Luân-đơn đi theo cơn sốt tìm vàng, đồng hành cùng những người đãi vàng tới vùng Klondike thuộc Canada. Vào những buổi tối ngồi trong góc chòi, Giắc Lân-đơn đã nghe về những câu chuyện phiêu lưu, về cảnh đói ăn, mất của, về những cơn bão tuyết và con chó trung thành của những kẻ tha phương.

– Tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” ra mắt công chúng vào năm 1903, trở thành tác phẩm cuốn hút người đọc trên toàn thế giới. Những mẩu chuyện nghe được trong căn chòi lạnh giá vùng cực Bắc Canada đã ám ảnh ông, trở thành chất liệu để ông viết nên tác phẩm này. 

– Đoạn trích “Con chó Bấc” là một trích đoạn trong tiểu thuyết này, với tên tiêu đề do người soạn sách đặt. 

2. Bố cục Con chó Bấc

Bố cục đoạn trích “Con chó Bấc” được chia làm 3 phần riêng biệt như sau:

– Phần 1: Từ đầu… tới “khơi dậy lên được”: Cuộc sống của Bấc trước khi gặp Thoóc-tơn

– Phần 2: Từ tiếp… tới “như biết nói đấy”: Những cảm xúc, tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc.

– Phần 3: Phần còn lại: Những cảm xúc của Bấc với ông chủ

 

III. Tóm tắt Con chó Bấc 

“Con chó Bấc” là câu chuyện kể về con chó Bấc – một loài chó được sử dụng tại vùng cực Bắc lạnh giá, dùng để kéo xe trượt tuyết cho thợ đào vàng. Giống chó này có phần hơi hoang dã với bản tính sói trong người. Tuy vậy, Bấc đã được thuần phục và qua tay rất nhiều người chủ. 

Các đời chủ của Bấc đối xử tốt xấu khác nhau, nhưng với ông chủ hiện tại, Thoóc-tơn, Bấc lại có một tình cảm đặc biệt gắn bó, quyến luyến không rời. Thoóc-tơn là một người rất yêu quý động vật, ông coi Bấc là người trong gia đình, chứ không phải là phương tiện kiếm sống. Bấc được cảm hóa và nguyện trung thành với Thoóc-tơn. Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn là tình cảm tới từ hai phía, với những biểu hiện đầy thân thương giữa người và con vật. 

Sau khi Thoóc-tơn mất, Bấc nghe được tiếng gọi của thiên nhiên hoang dã, và quyết định rời xa cuộc sống hiện tại để về với rừng già sâu thẳm.

 

IV. Phân tích Con chó Bấc

1. Cuộc sống của Bấc trước khi gặp Thoóc-tơn

Trước khi gặp Thoóc-tơn, Bấc cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo bởi đối với chủ, nó chỉ là vật cung cấp lợi ích: 

– Cuộc sống của Bấc luôn cô đơn, lạnh lẽo khi không được đối xử với tình yêu thương.

– Là một chú chó kéo xe trượt tuyết, từ nhỏ tới lớn Bấc đã trải qua rất nhiều đời chủ. Điều này làm nó hoang mang, sợ hãi và mê man, bởi không biết tới bao giờ người chủ hiện tại sẽ bỏ rơi nó. 

– Trước khi gặp Thoóc-tơn, Bấc đã trải qua nhiều đời chủ, mà gần nhất là nhà ông thẩm phán Mi-lơ, một nơi dưới thung lũng Xan-ta Cla-ra đầy nắng. 

– Bấc không phải kéo xe trượt tuyết; nhưng với ngoại hình to lớn của mình, Bấc được dùng để đi săn, để bảo vệ hoặc thị uy trước mặt người khác.

⇒ Giắc Lân-đơn đã khéo léo diễn tả quan hệ của con chó Bấc cùng với gia đình thẩm phán Mi-lơ: một mối quan hệ lợi ích. Tùy vào mỗi người trong gia đình mà Bấc có một lợi ích khác nhau.

– Với những cậu con trai của ông Thẩm, Bấc tự thấy đây là tình cảm của hội cùng phường làm ăn, đặc biệt thể hiện trong những buổi đi săn hoặc đi lang thang đây đó. Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, Bấc là vật để ra oai, cũng là để tự vệ. Còn đối với chính ông Thẩm, Bấc và ông như hai người bạn, trịnh trọng và đường hoàng. 

⇒ Những tình cảm Bấc nhận được rất mờ nhạt, không đáng nhắc tới. Với những người chủ cũ này, Bấc chỉ là vật cung cấp lợi ích, để làm ăn, ra oai thị uy, hoặc hơn nữa thì có tình cảm “trịnh trọng và đường hoàng”.

Sau khi gặp Thoóc-tơn, Bấc được yêu thương như con cái trong gia đình:

– Thay đổi hoàn cảnh sống từ thung lũng đầy nắng tới túp lều lạnh buốt ở vùng cực Bắc cùng Thoóc-tơn, Bấc vẫn cảm thấy hạnh phúc. Bởi con Bấc được trải nghiệm thứ tình cảm mới mẻ mà nó chưa bao giờ được trải qua trước đây. Đó là một thứ tình cảm nồng nhiệt, được yêu thương thực sự, một thứ mà chỉ tới khi gặp Thoóc-tơn, Bấc mới cảm thấy.

– Ở gia đình thẩm phán Mi-lơ, Bấc được đối xử bình đẳng, nhưng trên hết, họ vẫn coi Bấc là một con thú nuôi. Dù Bấc có lập nhiều công lao, nó vẫn chỉ là một vật nuôi không hơn không kém. 

– Đối với Thoóc-tơn, Bấc cũng coi mình là một người bạn trung thành, Nhưng Thoóc-tơn lại coi Bấc là một người bạn thực sự, một người trong gia đình và yêu thương, quý trọng Bấc.

– Bấc cảm thấy cuộc sống mình có ý nghĩa, khi nó nhận được một tình yêu thương sôi nổi, mãnh liệt, được thương yêu tôn thờ cùng với những trạng thái cảm xúc mãnh liệt, không kìm hãm nổi. 

⇒ Bấc dù mang trong mình sự hoang dã và là giống chó với hình thể to lớn, nó lại là một con vật luôn khao khát và quý trọng tình yêu thương. Với Thoóc-tơn, Bấc có vị thế khác hẳn so với một con chó thông thường. 

2. Tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc

Thoóc – tơn là một người yêu động vật:

– Thoóc-tơn đã cứu sống Bấc, bởi vậy Bấc cảm thấy cảm kích với anh hơn cả. 

– Ngoài Bấc Thoóc-tơn còn có một đàn chó khác và đều được đối xử yêu thương. 

– Anh đặt tên từng con vật với những cái tên như con người. Anh coi chúng là bạn, là con mình chứ không phải là thú nuôi trong nhà.

– Người khác chăm sóc con vật như một nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh doanh, trong khi Thoóc-tơn chăm chúng như thể chúng là con cái anh.

– Thoóc-tơn còn nói chuyện với đàn chó của mình, ôm ấp và vỗ về chúng. 

– Thoóc-tơn coi Bấc như người thân trong gia đình, là con cái mà chăm sóc. Anh luôn âu yếm vuốt ve, rồi thì thầm với Bấc tựa như một người bạn. Anh dành cho Bấc một sự tôn trọng như người đối với người.

⇒ Thoóc-tơn về bản chất vẫn là chủ của Bấc, nhưng là “một ông chủ lý tưởng”. Anh sẽ tôn trọng chúng, chào hỏi và nói chuyện thân mật cùng chúng. Anh có những biểu hiện thể hiện yêu thương tới chúng. Lòng nhân từ của anh khiến chúng bị cảm hóa.

⇒ Chỉ có tình yêu thương tột bậc với động vật và sự vật xung quanh mới khiến Thoóc-tơn hiểu được những con vật xung quanh mình tới vậy. Thoóc-tơn đã trở thành sợi dây liên kết Bấc với cuộc sống con người kể từ ấy. 

phan-tich-con-cho-bac

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Những biểu hiện yêu thương của Thoóc-tơn với Bấc: 

– Anh coi Bấc là một người bạn, là đồng loại của anh, chứ không phải một con chó bình thường. Bởi vậy, anh tôn trọng nó như một con người, yêu thương nó như người thân trong gia đình. 

– Sự chăm sóc của Giôn Thoóc-tơn với Bấc, có lúc là lời chào “hớn hở”, lúc lại là một cử chỉ “thân ái”. Anh còn ngồi xuống cạnh Bấc, túm lấy đầu nó mà “nói chuyện”. Cuộc nói chuyện của hai người làm cả chủ lẫn chó đều thích thú, tương thân, vui vẻ. 

– Giôn Thoóc-tơn có một cử chỉ luôn khiến Bấc phát điên lên vì sung sướng, đó là túm chặt lấy đầu nó, rồi dựa đầu anh vào nó, lắc nó tới lui, rồi thốt lên những tiếng rủa khe khẽ. Đối với Bấc, đó lại là những lời nói âu yếm.

⇒ Đó là những giây phút thần tiên với con Bấc. Nó chỉ nhận được những vuốt ve, yêu thương như vậy từ Giôn Thoóc-tơn. Những khi Giôn biểu lộ tình cảm như vậy, con Bấc thấy chẳng còn gì sung sướng bằng”, nó khao khát một cái ôm ghì mạnh mẽ cùng tiếng rủ rỉ bên tai. Bấc sung sướng tới nỗi nó thấy “tim mình như nhảy tung ra khỏi lồng ngực”.

– Trước những cử chỉ đó của Thoóc-tơn, Bấc đáp lại  tình cảm của anh với những cử chỉ đầy tính người: miệng cười, mắt long lanh, trong cuống họng rung lên những âm thanh khó nói thành lời, rồi đứng yên bất động. Trước mặt nó, Thoóc-tơn bất ngờ tại nỗi phải thốt lên đầy thán phục, trân trọng: “Trời đất! Đẳng ấy hầu như biết nói đấy”.

– Thoóc-tơn hiểu Bấc. Khi Bấc cắn đau tay anh, tới nỗi vết răng hằn vào da một lúc lâu, anh vẫn hiểu cử chỉ đó là cái cắn vờ, là sự vuốt ve của nó. Bấc là một đứa trẻ giàu tình cảm, chỉ là cách biểu lộ của nó gần giống như làm đau người ta, nếu như là một người chủ khác, Bấc đã không có cơ hội để biểu đạt tình yêu thương của mình.

⇒ Lân-đơn với tình yêu thương loài vật, với cái tài quan sát và diễn tả đặc biệt, ông hiểu được những rung động, tâm tình cùng ngôn ngữ riêng của lời vật. Ông hiểu được và chuyển hóa được những tâm tình ấy thành con chữ, thành một nét đặc trưng rất riêng của con Bấc. Đó là những tâm tình, ngôn ngữ của một loài vật nuôi tình khôn được thuần dưỡng, gắn bó với lời người, một con vật khôn ngoan, trung thành và giàu tình cảm. 

⇒ Giắc Lân-đơn đã diễn tả một cách xúc động mối quan hệ tình cảm giữa con người với vật nuôi đầy “sôi nổi, nồng cháy, thương yêu tôn thờ nồng nhiệt”, mà cụ thể là giữa Giôn Thoóc-tơn và con Bấc. Một mối quan hệ giao cảm, giao hòa, tương tác. 

3. Tình cảm của Bấc với Thooc-tơn

Những con vật mà Thoóc-tơn nuôi đều có nét đặc trưng riêng biệt: 

– Giắc Lân-đơn đã có những nhận xét đầy tinh tế khi mô tả về loài động vật này trong tác phẩm của ông, chẳng hạn là chuyện con Xơ-kít. Nó có thói quen thọc cái mũi của nó xuống dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi chạm, rồi hích tới khi được vỗ về. Con Ních thì cứ dựa đầu nó vào đầu gối Thoóc-tơn,…

– Bấc lại hay nằm phục dưới chân chủ hàng giờ, hay có khi nằm ra xa, theo dõi và quan sát Giắc Lân-đơn. 

– Trong thơ ngụ ngôn, những con vật được nhân cách hóa, nhưng lại ít được quan tâm tới miêu tả chính xác mà chỉ phỏng theo những nét đặc trưng của chúng để khắc họa hình tượng. Còn trong văn của Giắc Lân-đơn, Lân-đơn lại cho người đọc thấy hình tượng những con chó hiện lên đặc biệt, sinh động. 

⇒ Khắc họa những nét riêng của từng con vật giúp cho người đọc phân biệt rõ ràng con Bấc với những con chó kia. Bấc có cách thể hiện tình cảm hết sức khác biệt. 

Những biểu hiện yêu thương của Bấc đối với Thoóc-tơn:

– Bấc tôn thờ và thương yêu chủ của mình, với một trạng thái cảm xúc mãnh liệt không kìm hãm nổi, xen vào đó là sự quý trọng và cảm phục anh. Bấc không săn đón sự yêu thương mà nó luôn chú ý quan sát chủ một cách tỉ mỉ, cẩn thận mỗi khi nằm yên lặng dưới chân anh bằng ánh mắt tỉnh táo, yêu thương mãnh liệt.

– Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn có những biểu hiện thật đặc biệt: khác với Xơ-kít, Ních, Bấc làm đau người khác khi muốn biểu lộ tình yêu. Nó há miệng ra, cắn lấy tay Thoóc-tơn rồi ép xuống tới nỗi vết răng hằn và da thịt thật lâu. 

– Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm mang tính chất tôn thờ, ngưỡng mộ. Nó kêu rung rung trong cổ họng mỗi khi nghe anh rủa yêu nó, rồi nằm im trông ngóng anh khi tình cảm của bấc ngời sáng qua đôi mắt nó. 

⇒ Giắc Lân-đơn đã nhân hóa con chó Bấc, để nó có những suy nghĩ như con người, một điều mà một con chó bình thường không bao giờ có. Con chó Bấc dường như biết suy nghĩ. Nó biết được trước đó chẳng ai yêu thương nó nhiều như vậy, rồi thấy sung sướng tột độ bởi cái ôm ghì đầy mạnh mẽ, hay cảm giác: tim nhảy tung khỏi cơ thể”,… 

– Vì quá yêu thương và sung sướng với cuộc sống cùng với Thoóc-tơn, Bấc thường bị ám ảnh, thậm chí lo sợ bởi quá khứ, với nỗi sợ rằng Thooc-tơn cũng sẽ rời bỏ nó. Điều đó khiến con Bấc luôn hoang mang và không yên giấc.

–  Bấc còn mơ nữa, bởi thế nó thường thức giấc đột ngột trong đêm, trước những cơn ác mộng rằng Thoóc-tơn sẽ biến khỏi cuộc đời nó, để rồi trườn qua giá lạnh tới tận mép lều, ở đó nghe tiếng thở đều đều của anh.

⇒ Tác giả đã thể hiện một cách cảm động tình cảm của chó Bấc đối với người chủ Giôn Thoóc-tơn của mình. Mối quan hệ của một chủ một chó là một mối quan hệ thắm thiết, trong sáng đầy sôi nổi, nồng nhiệt. Qua đoạn trích, Luân-đôn muốn truyền tải thông điệp: dù là động vật, tất cả các sinh vật sống trên đời đều có những tình cảm, cảm xúc riêng; và những cảm xúc đó đáng được tôn trọng.

 

V. Tổng kết

1. Giá trị nội dung của tác phẩm

Đoạn trích tập trung bộc lộ những nhận xét đầy tinh tế của tác giả về con chó Bấc đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả đối với loài vật. Qua đó tác giả muốn gửi tới một bài học nhân văn sâu sắc cho người đọc: Mọi loài vật sống trên thế giới đều có những suy nghĩ, tình cảm của riêng mình, bởi vậy cần phải học cách để tôn trọng chúng. 

2. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

– Miêu tả chi tiết, lối viết ngắn gọn đầy súc tích, giản dị giúp dễ dàng hình dung tình cảm của Bấc đối với chủ của mình.

– Giắc Lân-đơn không sử dụng nhân hóa một cách triệt để, chỉ giúp Bấc có luồng suy nghĩ của bản thân chứ không giúp nó biết “nói”, biểu đạt suy nghĩ như các truyện ngụ ngôn xưa.

– Nhà văn đứng ngoài quan sát và miêu tả chứ không trực tiếp đóng vai nhân vật..

Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích Con chó Bấc, một trích đoạn trong tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” của Giắc Lân-đơn. Mong rằng các bạn học sinh có thể xác định được phương hướng phân tích văn bản trên một cách chính xác. Ngoài ra, HOCMAI đã tổng hợp các bài viết soạn văn, phân tích và dàn ý chi tiết, đầy đủ trong Soạn Văn 9, các bạn học sinh có thể tham khảo, đọc thêm để phục vụ cho quá trình học.

Tham khảo thêm:

Phân tích con cò

Phân tích mây và sóng

Phân tích Bến Quê