Phân tích Mây và Sóng | Ngữ Văn 9

0
9681
phan-tich-may-va-song-ava

Trong chương trình Ngữ Văn 9, các bạn học sinh được học qua rất nhiều các tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng. Tác phẩm Mây và sóng cũng là một trong số đó. Nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa đằng sau tác phẩm, cùng HOCMAI phân tích Mây và sóng ngay trong bài viết sau đây nhé!

 

Tham khảo thêm:

Các tác phẩm thi vào 10

Phân tích chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La-Phông-Ten

Phân tích con cò

I. Thông tin về tác giả

– Tác giả: R. Ta-go. Tên đầy đủ: Ra-bin-đra-nát Ta-go (trong đó Ra-bin-đra-nát mang nghĩa là Thần Thái Dương, hay Tạ Cơ Thái Dương trong Tiếng Việt)

– Sinh năm: 1861, mất năm: 1941

– Quê quán: Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ,

Tiểu sử và sự nghiệp văn học:

– Ta go xuất thân trong 1 gia đình quý tộc, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ rất sớm. Ngoài thơ ca, ông còn tham gia vào các hoạt động chính trị và xã hội khác tại Ấn Độ. Tuy tài năng nhưng cuộc đời Ta-go gặp khá nhiều bất hạnh

– Năm 1913, Ta-go trở thành người Châu Á đầu tiên được trao tặng Giải thưởng Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”

– Năm 1941, Ta-go mất và để lại cho nhân loại gia tài văn học đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, gần 100 truyện ngắn và hơn 1500 bức họa, bút ký, luận văn…có giá trị sâu sắc

– Các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ta-go gồm: Tập thơ Người làm vườn, tập Thơ dâng, tập Trăng non

Phong cách nghệ thuật:

Thơ ca giàu chất hiện thực là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Ta-go. Tuy nhiên, thay vì làm thơ về hiện thực thuần tuý như phản ánh cuộc đời và sự sống. Nội dung thơ còn được bọc ngoài một lớp từ ngữ, hệ thống hình ảnh tượng trưng thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả. Đồng thời ẩn chứa những câu chuyện, tình tiết, hình ảnh được lấy cảm hứng từ những câu chuyện thực, người thực từng xảy ra trên đất nước Ấn Độ nghèo khổ và đau thương của ông.

II. Thông tin về tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

– Tác phẩm thơ “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, thuộc tập thơ “Si-su” (tiếng Việt là Trẻ thơ), xuất bản năm 1909. Tác phẩm được Ta-go dịch ra tiếng Anh và in trong tập “Trăng non”, xuất bản năm 1915

2. Thể loại của Mây và sóng

– Thể thơ: tự do, giúp tác giả sử dụng từ ngữ linh hoạt hơn, kết hợp với biểu cảm, câu thơ trở nên sinh động hơn

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự

3. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Mây và sóng”

Nhan đề “Mây và sóng” là một tiêu đề giàu ý nghĩa biểu tượng: 

– Mây và sóng đều là những hình ảnh thuộc về thiên nhiên. Trong bài thơ, hai sự vật này tượng trưng cho tiếng gọi của thế giới diệu kỳ, lung linh và hấp dẫn. 

– Mây và sóng đã trở thành hóa thân của em bé trong trò chơi thú vị của em với mẹ. Em tự cho mình là mây, là sóng để được ôm ấp và che chở trong lòng mẹ. 

⇒ Nhan đề bài thơ gợi mở chủ đề và tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Đó là ca ngợi tình mẫu tử, tình cảm mẹ con thiêng liêng, bất diệt.

4. Nội dung của Mây và sóng

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng thông qua diễn biến trò chơi của em bé: 

Lời mời gọi đi chơi của những người sống trên mây, trên sóng:

– Những người sống trên mây: chơi từ khi thức dậy đến chiều tà

– Những người sống trong sóng: ca hát từ sáng sớm đến tận hoàng hôn, 

⇒ Những người sống trên mây và sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, đầu diệu kỳ trước mắt của em bé. Mời gọi em bước vào vũ trụ rực rỡ sắc màu, nơi có những tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp đó đây.

Lời từ chối rời xa mẹ của em bé:

– Tuy rất muốn đi chơi nhưng em bé đã từ chối lời mời đầy quyến rũ ấy vì một lý do hết sức dễ thương đó là không muốn rời xa mẹ, không muốn để mẹ ở nhà.

– Cũng như bao đứa trẻ khác, em dễ dàng bị quyến rũ bởi trò chơi, nhưng trong lần mời gọi này, tình yêu thương dành cho mẹ đã chiến thắng.

⇒ Tình cảm em bé dành cho mẹ đã chiến thắng sức hấp dẫn của thế giới diệu kỳ ngoài kia

Trò chơi sáng tạo mà em bé nghĩ ra:

– Em bé tự sáng tạo ra trò chơi cùng mẹ để tận hưởng niềm hạnh phúc trong tình yêu thương của mẹ giữa thiên nhiên vũ trụ và cuộc sống con người.

– Trong trò chơi của em bé, hình ảnh thiên nhiên lung linh đã gợi nhiều liên tưởng về những chú tiên đồng, những ông tiên trên bầu trời xanh và cả những nàng tiên cá dưới biển cả…

– Lấy hình ảnh “mây – trăng”, “sóng – bờ” để hóa thân thành mẹ và con. Em bé dường như không muốn ai trên thế gian này biết nơi hai mẹ con đang ở, nơi họ đang tận hưởng hạnh phúc cùng nhau.

⇒ Trò chơi thể hiện tình cảm gắn bó của em bé dành cho mẹ. Đồng thời nói lên cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

 

III. Phân tích Mây và sóng

1. Đối thoại giữa mẹ và con

Xuyên suốt bài thơ là lời thủ thỉ của em bé kể cho mẹ nghe về sóng nước, mây trời – những điều em bẽ đã bắt gặp trong lúc đi chơi: 

– Trong tưởng tượng của em bé, bầu trời là một cuộc sống đầy diệu kỳ. Nơi có mây, với bình minh vàng, vầng trăng bạc,…Đó đều là những điều thú vị đối với một đứa trẻ như em. Mây trời trong trí tưởng tượng của em mang hình dáng của con người, đều biết nói, biết cười, biết rủ rê em tham gia những cuộc vui bất tận: “Mẹ ơi, kìa ai… họ bay đi mất”.

⇒ Sử dụng biện pháp nhân hóa, tác giả đã biến những đám mây trở thành những nhân vật hữu hình, có tính cách, hành động như con người. Hình ảnh mây và sóng được nhân hóa đã gợi ra không gian của một thế giới diệu kỳ đầy hấp dẫn, đặc biệt đối với những đứa trẻ

2. Tình cảm em bé dành cho mẹ

Tình cảm của em bé thể hiện qua lời từ chối sự mời gọi đi chơi của mây và sóng:

– Những lời mời gọi hấp dẫn đã khiến em bé thích thú và muốn tham gia cùng: em bé đã hỏi lại “làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”.

– Tuy nhiên ngay sau đó em đã lập tức từ chối cuộc vui vì em không muốn phải rời xa mẹ: “Tôi có lòng nào bỏ được mẹ” 

⇒ Phản ứng ban đầu của em bé là tâm lý dễ hiểu của trẻ con, khi chúng luôn bị thu hút bởi  những lời mời ấy vô cùng thú vị. Tuy nhiên, với tình cảm thẳm sâu trong trái tim, mây và sóng đã không thể nào chia cắt được tình mẫu tử thiêng liêng giữ em bé và mẹ. 

– Câu thơ “Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ… trời xanh” thể hiện rằng, không cuộc dạo chơi hấp dẫn nào có thể sánh được với người mẹ của mình.

⇒ Tác giả đã so sánh tình mẫu tử ngang hàng với mây và sóng – hai hình ảnh đại diện cho thiên nhiên, vũ trụ. Từ đó khẳng định, tình cảm mẫu tử là thứ tình cảm không bao giờ có thể tách rời và sẽ trường tồn mãi mãi theo hành trình trưởng thành của em

– Câu thơ “Mẹ ơi… họ dần đi xa” thể hiện rằng em bé cũng muốn chạy theo những cuộc chơi bất tận của mây trời, sóng biển. Nhưng những cuộc dạo chơi, khám phá sẽ có nghĩa lý gì khi em không có mẹ ở bên. 

⇒ Hạnh phúc của em bé là được ở gần bên mẹ, ngắm nhìn nụ cười của mẹ. Có mẹ là có tất cả “Nhưng con biết… đang ở đâu!”.

phan-tich-may-va-song

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Khi cậu bé kể lại cuộc vui của mình, mẹ em là người lắng nghe. Tuy hình ảnh người mẹ không được đề cập trực tiếp trong bài thơ nhưng luôn dõi theo lời kể của người con trong suốt cả bài thơ. Chính tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình níu giữ em bé ở lại bên mẹ.

– Câu thơ “Con là mây, mẹ là trăng” thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng sâu đậm: hình ảnh con bên mẹ gần gũi như trăng với mây, khi đó mẹ như mặt trăng, ôm ấp, bao bọc con từ khi mới lọt lòng

– Câu thơ “Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ” thể hiện sự bao dung vô bờ của mẹ. Mẹ tựa như là bờ đê, để con được là cơn sóng, lăn vào bờ và vỡ tan trong niềm hạnh phúc và ước ao. Với em bé, mẹ chính là nguồn sóng, là cội nguồn của niềm vui, là người khiến nụ em cười. Vì mẹ là lý trí của đời con, cho con một tình yêu cao quý, chính là tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

“Và không ai trên thế gian này

Biết mẹ con ta ở chốn nao”.

⇒ Mẹ là người bên cạnh em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những câu chuyện nhỏ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Đó là niềm hạnh phúc khi em bé được ở bên cạnh mẹ. Vì vậy, cho dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi, em bé vẫn chọn ở bên cạnh mẹ

3. Đặc sắc nghệ thuật được sử dụng

– Sử dụng nghệ thuật đối thoại giữa em bé và mẹ và giữa em bé với mây, sóng, tác giả đã đặt tình mẫu tử sánh ngang với các sự vật của thiên nhiên, vũ trụ. Từ đó thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử.

– Bằng ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dạt dào yêu thương, Ta-go đã góp phần tạo ra sự sinh động cho một bài thơ thắm đượm tình người, tình mẫu tử cao quý.

IV. Tổng kết phân tích Mây và sóng

1. Giá trị nội dung Mây và sóng

Bài thơ vừa là một bức tranh thiên nhiên màu sắc, vừa là câu chuyện được viết lên bằng tình mẫu tử thiêng liêng. Qua đó, tác giả đã truyền đạt đến người đọc triết lý sâu sắc, rằng:

– Con người trong cuộc sống không tránh khỏi những sự thu hút, cám dỗ. Tuy nhiên, khi có một điểm tựa vững chắc, con người sẽ có thể tránh được tác động từ những cám dỗ đó. Và điểm tựa vững chắc tác giả muốn nói tới chính là tình mẫu tử.

– Hạnh phúc không ở đâu xa vời, cũng không phải điều tự nhiên mà có, mà hạnh phúc luôn ở ngay gần chúng ta, trong những điều giản dị hàng ngày, bên cạnh những người thân yêu của chúng ta. Hạnh phúc có được hay không là do nhận thức của chính chúng ta.

2. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

– Sử dụng đối thoại lồng độc thoại giữa các nhân vật

– Hệ thống hình ảnh thiên nhiên sinh động, giàu ý nghĩa biểu tượng

– Kết cấu thơ lặp lại 

– Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa giúp tăng phần sinh động, sâu sắc cho bài thơ

Trên đây là dàn ý phân tích Mây và sóng của tác giả Ta-go. Qua bài thơ, các bạn học sinh đã được tiếp cận góc nhìn khác biệt của nhà thơ về tình mẫu tử thiêng liêng và triết lý về hạnh phúc. Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm văn học ý nghĩa khác đã được HOCMAI tổng hợp trong bộ tài liệu tham khảo soạn văn 9. Mong rằng bài phân tích trên đã có thể hỗ trợ cho các bạn trong quá trình học trên lớp và soạn văn tại nhà.