Các tác phẩm văn học ôn thi vào 10 học sinh cần lưu ý

0
25363

Để dành được điểm cao trong bài thi vào 10 môn Văn, các bạn học sinh cần nắm vững nội dung các tác phẩm trong chương trình học. Trong bài viết này, cùng HOCMAI tổng hợp các tác phẩm văn học ôn thi vào 10 học sinh cần lưu ý, giúp các bạn hệ thống kiến thức ôn tập dễ dàng hơn.

Phần văn bản trong chương trình lớp 9 cần ôn trọng tâm bao gồm 22 tác phẩm thuộc 3 thể loại là: văn bản nhật dụng, văn bản trữ tình, văn bản tự sự. Ngoài ra, các bạn học sinh nên chú trọng luyện ôn các tác phẩm thơ để phục vụ cho phần nghị luận văn học tốt hơn.

Các tác phẩm văn học trung đại lớp 9 thi vào 10 

Trong phần ôn tập về các tác phẩm văn học trung đại, các bạn học sinh có thể nhận thấy điểm chung giữa các tác phẩm là đề cao thiên nhiên và con người dân tộc. Cảm hứng gắn thiên nhiên với con người trong truyện hay thơ trung đại Việt Nam thể hiện dưới nhiều góc nhìn ở mỗi tác phẩm khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp nội dung các tác phẩm văn học ôn thi vào 10 thuộc chủ đề văn học trung đại mà các bạn học sinh cần nắm chắc khi ôn tập.

Tác phẩm Tác giả Thể loại Nguồn gốc tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Nguyễn Dữ

– Quê quán: Trường Tân – Thanh Miện – Hải Dương

– Học rộng tài cao

– Có nhân cách cao thượng

Truyện truyền kì – có nguồn gốc từ Trung Quốc, là văn xuôi tự sự, mô phỏng những cắt truyện từ dân gian, có sử dụng các yếu tố kỳ ảo Trích truyện “Truyền kì mạn lục” được Nguyễn Dữ sáng tác vào khoảng đầu thế kỉ XVI.Truyện được mệnh danh là áng “thiên cổ tùy bút”
Hoàng Lê Nhất Thống Chí 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Ngô gia văn phái – nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì

– Tác giả chính: Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du

– Mang nặng tư tưởng trung quân, ái quốc

– Được nhận xét là những cây bút trung thực và có tư tưởng tiến bộ

Thể chí – thể văn được viết với mục đích ghi chép sự vật, sự việc, mang đậm tính văn học, lịch sử và triết lý Tác phẩm được viết nối tiếp từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn

Văn bản thuộc hồi thứ mười bốn trong 17 hồi của “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. Nội dung ca ngợi chiến thắng của vua Quang Trung cùng quân Tây Sơn

Truyện Kiều

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Nguyễn Du

– Tên chữ: Tố Như (hiệu Thanh Thiên)

– Quê quán: làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

– Được mệnh danh là Đại thi hào của dân tộc, một trong số những danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn

– Xuất thân trong gia đình quý tộc

– Được tiếp nhận một nền giáo dục tiến bộ ngay từ sớm

– Có sự kế thừa từ văn hóa thư của gia đình

– Là người thông minh và có tài, thanh liêm, chính trực

– Cuộc đời đầy những thăng trầm, nhiều biến động

– Hoàn cảnh khó khăn đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú, niềm cảm thông sâu sắc với những con người đương thời

Truyện thơ Nôm được viết bằng thể thơ lục bát Được viết vào khoảng đầu thế kỉ XIX (1805 – 1809)

Có nguồn gốc từ truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân

Lấy cảm hứng từ thực tế cuộc sống, xã hội, con người Việt Nam

Chị em Thúy Kiều

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” thuộc phần I của tác phẩm, có tên là “Gặp gỡ và đính ước”

Trích đoạn vừa để miêu tả chân dung chị em Vân Kiều, vừa dự báo số phận bất hạnh của hai chị em

Cảnh ngày xuân

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Trích đoạn “Cảnh ngày xuân” thuộc phần I của tác phẩm, nằm sau đoạn đặc tả chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

Trích đoạn miêu tả bức tranh thiên nhiên đất trời tuyệt đẹp trong tiết thanh minh. Song đây cũng là bối cảnh mở đầu cho cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Thúy Kiều và Kim Trọng

Kiều ở lầu Ngưng Bích

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Trích đoạn thuộc phần II của tác phẩm, có tên là “Gia biến và lưu lạc”

Trích đoạn kể lại tâm trạng của Kiều sau khi  bị Mã Giám Sinh lừa và Tú Bà dụ dỗ vào lầu Ngưng Bích. Những câu thơ là lời 

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Nguyễn Đình Chiểu

– Quê quán: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định

– Sinh ra trong gia đình làm quan nhưng tuổi thơ sau này gặp nhiều trắc trở

– Bị mù năm hai sáu tuổi, ông trở về quê dạy học và làm thuốc

– Là người có nghị lực phi thường

– Ngoài làm nhà thơ, ông còn là một thầy giáo, thầy thuốc, nhà quân sự

Truyện thơ Nôm Trích đoạn “Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”

Tác phẩm ra đời vào khoảng những năm 50 thế kỷ XIX, được viết nhằm truyền dạy đạo lí tốt đẹp trong cuộc sống: tình cảm vợ chồng, tình nghĩa anh em, bạn bè; Tinh thần nghĩa hiệp, giúp đỡ người khó khăn; Hướng tới công bằng và lẽ phải

 

Các tác phẩm thơ hiện đại lớp 9 thi vào 10 

Thời kì đỉnh cao của thơ hiện đại Việt Nam được xác định từ đầu thế kỷ XX – khi văn học trong nước tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây. Đặc biệt, từ sau năm 1975, khi miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước, thơ ca và văn học đã có sự học hỏi, hội nhập với nền văn học thế giới. Dưới đây là tổng hợp một số nội dung các tác phẩm văn học ôn thi vào 10 thuộc chủ đề thơ hiện đại mà các bạn học sinh cần nắm chắc khi ôn luyện

Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh ra đời Ý nghĩa nhan đề 
Đồng chí 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Chính Hữu

– Tên thật: Trần Đình Đắc

– Quê quán: Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

– Từng tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ

– Trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000

– Ra đời vào đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc – thu đông năm 1947

– Tác giả viết bài “Đồng chí” khi ông đang nằm điều trị bệnh sau chiến dịch

– Tác phẩm là những cảm xúc, tình cảm của tác giả với các đồng đội, đồng chí của mình 

Nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết của những người lính cách mạng

Làm nổi bật sự chân thực, giản dị của những anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Bài thơ về tiểu đội xe không kính 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Phạm Tiến Duật

– Sinh năm 1941

– Quê quán: Phú Thọ

– Năm 1964 vào bộ đội sau khi tốt nghiệp ĐH

– Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ

– Bài thơ được trích từ tập thơ Vầng trăng Quầng lửa

– Ra đời trong giai đoạn cuộc kháng chiến dễ ra căng thẳng, ác liệt

Hình ảnh “những chiếc xe không kính” đã làm nổi bật hình tượng những người lính lái xe ở Trường Sơn 

Những người lính với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn vẫn giữ cho mình sự lạc quan của tuổi trẻ,  trái tim yêu nước nồng nhiệt và ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt

Đoàn thuyền đánh cá

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Huy Cận

– Tên đầy đủ: Cù Huy Cận

– Quê quán: làng Ân Phú, Vụ Quang, Hà Tĩnh

– Tham gia cách mạng từ trước năm 1945

– Giữ nhiều trọng trách trong chính quyền sau Cách mạng Tháng 8

– Bài thơ được lấy từ tập “Trời mỗi ngày lại sáng”, ra đời năm 1958 sau chuyến đi thực tế của tác giả tại Quảng Ninh.

– Chuyến đi đã khiến Huy Cận nảy nở cảm hứng sáng tác về thiên nhiên đất nước và vẻ đẹp của người lao động trước cuộc sống mới

“Đoàn thuyền đánh cá” là hình ảnh khắc họa vẻ đẹp tráng lệ, hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong lao động. Qua đó còn bộc lộ niềm vui, sự tự hào của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước, cuộc sống và con người
Bếp lửa 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Bằng Việt

– Tên thật: Nguyễn Việt Bằng 

– Sinh năm 1941

– Quê quán: Thạch Thất, Hà Tây

– Thơ Bằng Việt được đánh giá là có cảm xúc tinh tế, giọng thơ trầm lắng, giàu suy tư

– Ra đời năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên tại Đại học tổng hợp Ki – ép Hình ảnh “Bếp lửa” qua hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu, đã gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu. Song song với đó, bài thơ còn thể hiện lòng kính yêu,  trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và đối với gia đình, quê hương
Ánh trăng 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Nguyễn Duy

– Tên thật: Nguyễn Duy Nhuệ

– Quê quán: làng Quảng Xá, Đông Vệ, Thanh Hoá

– Nhập ngũ vào bộ đội thông tin năm 1966

– Được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1973

– Là một trong số những gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ

– Ra đời năm 1978, ba năm sau khi cuộc kháng chiến đã khép lại 

– Bài thơ được rút từ tập “Ánh trăng” – tập thơ dành giải A của Hội nhà văn Việt Nam 1984

“Ánh trăng” có thể coi là lời tâm sự, nhắn nhủ chân tình của tác giả với chính mình và  với mọi người về lẽ sống chung thuỷ, nghĩa tình
Sang thu

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Hữu Thỉnh

– Tên thật: Nguyễn Hữu Thỉnh

– Sinh năm 1942

– Quê quán: Hải Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

– Năm 1963 ông nhập ngũ vào binh chủng Tăng Thiết Giáp, sau đó trở thành cán bộ tuyên huấn trong quân đội, bắt đầu sáng tác thơ từ đó

– Là Tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam

– Ra đời vào gần cuối năm 1977

– Bài thơ được in lần đầu tiên trên báo văn nghệ, sau đó được in nhiều lần trong các tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố” (1991)

“Sang thu” nói lên cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp  của thiên nhiên trong bước chuyển mình từ hạ sang thu 

Bài thơ còn nói lên sự xúc động của lòng người trong khoảnh khắc giao mùa đầy thi vị, thiêng liêng dưới con mắt nhìn của tác giả

Viếng lăng Bác

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Viễn Phương

– Tên thật: Phạm Thanh Viễn

– Sinh năm 1928

– Quê quán: tỉnh An Giang

– Ông từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ

– Là một trong số những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước

– Được viết năm 1976, sau khi giải phóng Miền Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất. Công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành trong không khí xúc động của nhân dân cả nước Bài thơ là những cảm xúc, là niềm xúc động thiêng liêng, là sự thành kính và tự hào hòa với nỗi xót đau khi tác giả từ Miền Nam ra thăm lăng Bác
Mùa xuân nho nhỏ

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Thanh Hải

– Tên thật: Phạm Bá Ngoãn

– Quê quán: huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế

– Bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp

– Là người có công trong việc xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam

– Được trao tặng giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu 1965

– Được ra đời ít ngày sau khi nhà thơ qua đời (tháng 11 năm 1980)

– Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất, đang bước vào giai đoạn nhiều khó khăn và thử thách gay gắt

Bài thơ là những xúc cảm của tác giả khi ngắm nhìn vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên đất trời. 

Tác giả đã đi từ cảm xúc xuất phát trực tiếp từ các nhân mở rộng ra hình ảnh mùa xuân của đất nước qua bốn ngàn năm.

Nói với con

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Y Phương

– Tên thật: Hứa Vĩnh Sước (dân tộc Tày)

– Sinh năm: 1948

– Quê quán: Trùng Khánh, Cao Bằng

– Nhập ngũ năm 1968

– Năm 1981 công tác tại Sở văn hoá Thông tin Cao Bằng

– Năm 1993, được bầu là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng

– Được sáng tác năm 1980, khi đất nước vừa thống nhất, đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn thiếu thốn

– Bài thơ là lời tâm sự, động viên của tác giả gửi tới chính mình đồng thời nhắc nhở con cái về sau

“Nói với con” gợi ra một bức tranh về cuộc trò chuyện giữa người cha cùng đứa con thân yêu của mình.

Bài thơ vừa là lời của người cha dặn con về cội nguồn, vừa là lời dặn gửi tới thế hệ tương lai, phải biết ghi nhớ tới cội nguồn, ghi nhớ đến gia đình, quê hương của mình để sống sao cho phù hợp, đúng đắn

 

Nắm trọn kiến thức Ngữ Văn ôn thi vào 10 đạt 9+ với bộ sách

sach-but-pha-9-lop-10

 

Các tác phẩm truyện hiện đại ôn thi vào 10 

Đối với các tác phẩm truyện hiện đại trong chương trình học lớp 9 của Bộ GD&ĐT, dù số lượng không nhiều, nhưng các tác phẩm truyện hiện đại đã đem lại nhiều giá trị cho người đọc. Các truyện ngắn đã phản ánh rõ nét cuộc sống của đất nước và con người Việt Nam ta giữa thời kỳ lịch sử đầy biến động. Dưới đây là tổng hợp những nội dung của các tác phẩm văn học ôn thi vào 10 thuộc chủ đề truyện hiện đại mà các bạn học sinh cần lưu ý trong quá trình ôn luyện.

Tác phẩm  Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Ý nghĩa nhan đề
Làng 

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Kim Lân

– Tên thật: Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007)

– Quê quán: Từ Sơn – Bắc Ninh

– Bắt đầu sự nghiệp văn học từ những năm 1941 với sở trường truyện ngắn

– Là người nghiêm khắc với bản thân và nghiêm túc với sự nghiệp

– Có am hiểu sâu sắc về nông thôn và con người nơi đây

– Phong cách viết truyện: tự nhiên, chậm, hóm hỉnh nhưng vẫn giàu cảm xúc. Đặc biệt khả năng phân tích tâm lý tài tình đã tạo nên sức hấp dẫn trong truyện ngắn của ông

“Làng” ra đời năm 1948 – Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được in lần đầu tiên trên “Tạp chí Văn nghệ” (Ý nghĩa nhan đề) 

“Làng” là danh từ mang ý nghĩa khái quát để thể hiện những câu chuyện quen thuộc có thể xảy ra ở mọi làng quê nước ta trong thời kì đó.

(Ý nghĩa tác phẩm)

Hình tường ông Hai là nhân vật biểu tượng cho người nông dân Việt Nam với một lòng yêu làng, yêu nước. Tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam: chất phác, nồng hậu, yêu làng, yêu nước và có một lòng nhiệt thành với cách mạng

Lặng lẽ Sa Pa

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Nguyễn Thành Long (1925 – 1991)

– Quê quán: Duy Xuyên, Quảng Nam

– Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ kháng chiến chống Pháp với sở trường truyện ngắn

– Là một cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi cách mạng và văn học hiện đại Việt Nam

– Được sáng tác năm 1970 sau chuyến đi  thực tế Lào Cai để viết về đề tài con người trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

– Tác phẩm được trích trong tập “Giữa trong xanh”, xuất bản năm 1972

“Lặng lẽ Sa Pa” là nhan đề giàu chất thơ, giúp khắc họa khung cảnh êm đềm, thanh tĩnh của Sa Pa

“Lặng lẽ” có thể là không khí bên ngoài của cảnh vật. Đối lập với vẻ lặng lẽ ấy nhiệt huyết, hăng say, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân vật 

Chiếc lược ngà

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Nguyễn Quang Sáng

(1932 – 2014)

– Quê quán: Chợ Mới, An Giang

– Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ những năm 1952 với nhiều thể loại văn học khác nhau

– Là một trong số những nhà văn trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

– Các sáng tác của ông thường xoay quanh con người, cuộc sống vùng Nam Bộ

– Tác phẩm “Chiếc lược ngà” được in trong tập truyện ngắn cùng tên được viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt “Chiếc lược ngà” trong nhan đề là hình ảnh, chi tiết trung tâm của tác phẩm, có vai trò gắn kết cuộc đời tình cách của các nhân vật. 

Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một món quà, là hình bóng của cô con gái yêu quý, mang tình thương, nỗi nhớ ông gửi gắm cho cô con gái bé bỏng

Những ngôi sao xa xôi

(Phân tích chi tiết tác phẩm xem: Tại đây)

Lê Minh Khuê

– Sinh năm 1949

– Quê quán: Tĩnh Gia,  Thanh Hóa

– Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ những năm 1967

– Là một nhà văn nữ với sở trường là viết truyện ngắn

– Các sáng tác của Lê Minh Khuê có thể hiện sự nữ tính, trữ tình, suy tư, sử dụng ngôn ngữ trong trẻo, giàu tình cảm

– Là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê

– Tác phẩm được sáng tác năm 1971, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng khốc liệt

– Truyện ngắn đã được đưa vào tuyến tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” 

“Những ngôi sao xa xôi” là nhan đề vừa mang ý nghĩa cụ thể, lại vừa gợi ý nghĩa tượng trưng:

– Liên tưởng đến hình ảnh những ngọn đèn trên quảng trường thành phố

– Gợi vẻ đẹp hồn nhiên, mơ mộng và trong sáng của thiếu nữ Hà Thành

– Tượng trưng cho ước mơ và khát khao hòa bình

– Biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng trong tâm hồn nữ thanh niên

 

Các tác phẩm giảm tải trong chương trình Ngữ Văn 9 năm học 2022-2023

Trong chương trình Ngữ Văn 9, ngoài các tác phẩm đã liệt kê trên, còn có các tác phẩm khác thuộc chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT. Mặc dù thuộc phần giảm tải nhưng rất có thể các tác phẩm dưới đây sẽ được sử dụng làm ngữ liệu cho phần đọc hiểu trong đề thi, bao gồm: 

  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ Trung tùy bút) của Phạm Đình Hổ
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du 
  • Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
  • Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu
  • Bếp lửa của Bằng Việt
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm
  • Ánh trăng của Nguyễn Duy
  • Cố hương của Lỗ Tấn
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M. Go- rơ-ki
  • Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới của Vũ Khoan
  • Chó Sói và Cừu trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten (trích) của Hi-pô-lít Ten
  • Bến quê (trích) của Nguyễn Minh Châu
  • Con cò của Chế Lan Viên
  • Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin- xơn Cru-xô) của Đe-ni-ơn Đi-phô
  • Bắc Sơn (trích hồi bốn) của Nguyễn Huy Tưởng
  • Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) của Lưu Quang Vũ

Ngoài ra, để quá trình Ôn thi vào lớp 10 môn Văn đạt hiệu quả cao, các bạn học sinh có thể chọn lọc các tác phẩm chưa xuất hiện trong đề thi trong 2 năm gần nhất. Các tác phẩm từng xuất hiện sẽ có xác suất ra đề thấp hơn những tác phẩm còn lại. Dựa vào đó, các bạn có thể phân bổ thời gian ôn tập và dành sự tập trung cho các tác phẩm cần thiết. 

Trên đây là tổng hợp Các tác phẩm ôn thi vào 10 dành cho các sĩ tử đang đứng trước ngưỡng cửa của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Hi vọng với những nội dung tóm tắt trên có thể giúp các bạn phần nào bao quát được kiến thức cần ôn tập trong thời gian sắp tới. HOCMAI chúc các bạn sẽ có một kỳ thi thật thành công và gặt hái kết quả như kỳ vọng!