Dưới đây là những đánh giá của cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI về việc giảm tải chương trình học đối với môn Ngữ văn lớp 9 và những lưu ý giúp học sinh có kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả trong năm học mới.
Đánh giá chung về nội dung tinh giản
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chương trình tinh giản trong năm học mới. Theo đó, thời gian năm học từ 37 tuần chuyển xuống còn 35 tuần và nhiều nội dung kiến thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố không dạy hoặc đưa về dạng khuyến khích tự học, tự đọc như:
- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh;
- Mã Giám Sinh mua Kiều;
- Lục Vân Tiên gặp nạn;
- Cố hương (phần chữ nhỏ);
- Tôi và chúng ta (trích cảnh ba);
- Luyện tập tóm tắt VB tự sự;
- Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Bên cạnh đó, nhiều phần tinh giản mới sẽ giúp giảm bớt số lượng các bài học, cụ thể:
- Phần Văn học
- Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du;
- Tập làm thơ tám chữ;
- Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M. Go-rơ-ki;
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan;
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (trích) của Hi-pô-lít Ten;
- Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô) của Đe-ni-ơn Đi-phô;
- Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) của G. Lân-đơn;
- Bắc Sơn (trích hồi bốn) của Nguyễn Huy Tưởng.
Các văn bản được tinh giản học kì II năm học 2019-2020, quay trở lại chương trình như: Nói với con (Y Phương); Sang thu (Hữu Thỉnh); Bếp lửa (Bằng Việt – Kỳ I) học chính thức với 2 tiết thực dạy.
Có một vấn đề khá mới mẻ, đó là một số văn bản đã được tích hợp dạy cùng phần Tập làm văn trong một chuyên đề như “Truyện Kiều” và văn miêu tả:
– Truyện Kiều của Nguyễn Du;
– Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du;
– Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du;
– Miêu tả trong văn bản tự sự;
– Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự;
Hay “Bàn về đọc sách” và văn nghị luận:
– Bàn về đọc sách (trích) của Chu Quang Tiềm;
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;
– Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;
– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí;
– Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Phần Tiếng Việt:
– Phần giảm tải không nhiều, tập trung vào Xưng hô trong hội thoại, Trau dồi vốn từ.
- Phần Tập làm văn
– Giảm tải tập trung vào các bài văn tự sự, biên bản, hợp đồng và phần Thư (điện) cùng một số bài Luyện tập.
– Các dạng bài, kiểu bài chính (Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích); Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ) vẫn học kĩ phần lí thuyết và có liên hệ sâu qua chuyên đề tích hợp, có nghĩa là nội dung học thi vẫn theo sát các dạng bài làm văn cơ bản của lớp 9. Nội dung kiến thức học sinh vận dụng để làm các bài kiểm tra và ôn thi vào 10 vẫn không đổi.
Đánh giá chung về nội dung tinh giản, cô Phượng cho biết: “Nội dung tinh giản được giảm tải khoảng 25-30% khối lượng kiến thức so với chương trình từ năm 2011. Nội dung điều chỉnh trên tổng số bài theo Phân phối chương trình không nhiều, trên tất cả các mảng: Văn bản nhật dụng, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Tập làm văn và Tiếng Việt. Lượng kiến thức trọng tâm so với năm học 2019-2020 không giảm, mà còn tăng bởi các tác phẩm VHVN chủ yếu giữ nguyên, chỉ điều chỉnh ở một vài văn bản nhỏ. Điều này khiến các em phải có kế hoạch học tập nghiêm túc từ đầu năm, bởi phải qua học nhuần nhuyễn lí thuyết cơ bản kết hợp luyện tập học sinh mới có thể củng cố được kiến thức mà thầy cô giảng dạy. Một số bài tích hợp hay, đảm bảo tính khoa học.”
Hệ thống kiến thức trọng tâm cần lưu ý
Cô Phượng cũng lưu ý toàn bộ kiến thức cần được học nghiêm túc, bài bản từ đầu năm, ôn tập kĩ càng, sau khi xác định trọng tâm kiến thức theo cấu trúc đề của địa phương, học sinh có thể tự ôn luyện, học lại các bài qua các chương trình online hoặc thông qua các gói ôn tập. Cụ thể:
+ Phần Tiếng Việt là sự ôn tập lại toàn bộ kiên thức THCS kết hợp với một vài khái niệm mới, nên vẫn đề cao sự tự học và không thể bỏ qua bài nào.
+ Phần Tập làm văn: Các dạng bài vẫn giữ nguyên, nên học sinh vẫn sẽ luyện các dạng đề như năm học trước, chú trọng cả NLXH và NLVH.
+ Phần Văn bản: Tập trung vào các tác phẩm phần Văn học Việt Nam.
Lộ trình học tốt môn Ngữ văn lớp 9
Để giúp học sinh xác định lộ trình học tốt môn Ngữ văn lớp 9 và ôn thi vào 10 hiệu quả, cô Phượng tư vấn học sinh cần lưu ý theo các bước sau:
- Nhanh chóng hoàn thành các phần kiến thức cơ bản.
- Ôn luyện lại dưới dạng bài tập, câu hỏi ôn tập.
- Hình thành kĩ năng làm các dạng bài theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 9 và theo cấu trúc đề của từng địa phương.
- Tập trung luyện đề dựa vào cấu trúc đề của Sở Giáo dục địa phương, hoặc trường mình xác định sẽ thi vào THPT.
- Với các tác phẩm tự học, đọc thêm chỉ cần đọc qua văn bản để nắm sơ lược nội dung.
Như vậy đối với môn Ngữ văn 9, học sinh cần sớm có kế hoạch và lộ trình để nắm chắc kiến thức môn Ngữ văn trong năm lớp 9. Theo đó, để học tập theo một lộ trình học tập bài bản và khoa học, học sinh có thể tham khảo khóa Ngữ văn 9 trong Chương trình Học tốt 2020-2021 của HOCMAI. Chương trình cung cấp đầy đủ nội dung kiến thức nền tảng trong năm học mới giúp học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào làm bài tập, các bài kiểm tra, giúp bứt phá điểm số trong năm học cuối cấp quan trọng.
Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |