Sau đây là 3 sai lầm mà thí sinh nên tránh khi ôn thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10 để giành được điểm cao do cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.
Ngữ văn là môn học quan trọng và cũng là môn thi được đánh trọng số cao trong các kì thi quan trọng, đặc biệt là thi vào lớp 10. Học sinh và phụ huynh cũng thường đầu tư cho môn học này nhiều hơn. Tuy nhiên, điểm thi môn Ngữ văn trong kì thi vào lớp 10 thường không cao, trong đó không ít học sinh có điểm thi khá thấp.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang đã chỉ ra 3 sai lầm thường mắc phải mà học sinh nên tránh khi ôn thi môn này:
Sai lầm 1: Cố viết dài để được điểm cao
Tâm lí chung mà học sinh thường mắc phải khi viết văn là viết dài thì sẽ được điểm cao; viết dài kiểu gì cũng trúng ý. Nhiều học sinh luôn có tâm lí là những bài văn viết dài sẽ được thầy cô ưu tiên cho điểm cao cho nên các em thường viết “bất chấp” mà không quan tâm đến việc có đúng ý và đúng đề hay không.
Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng học sinh cần phải loại bỏ ngay vì viết dài không đúng ý sẽ dễ bị lạc đề, bài văn bị lan man và trở nên lủng củng. Việc viết dài mà được điểm thấp là điều thường xảy ra, thậm chí có bài viết ngắn lại điểm cao hơn bài dài hoặc có khi đọc cả trang giấy thi không có ý nào để cho điểm.
Các em học sinh cần viết đúng, đủ ý đề bài yêu cầu, đúng trọng tâm vấn đề kèm dẫn chứng cụ thể là yêu cầu đầu tiên với việc viết văn. Để viết đúng, viết đủ, học sinh nên lập dàn ý các vấn đề muốn trình bày, sắp xếp các vấn đề theo thứ tự để viết, tránh bị lặp ý, thiếu ý. Đồng thời việc phân đoạn, ngắt đoạn hợp lý cũng giúp học sinh không bị viết dài, viết lan man. Mỗi đoạn phân tích một vấn đề và thường trong 5 – 6 câu, có thể theo hình thức diễn dịch, quy nạp…
Sai lầm 2: Viết văn là ‘chém gió’
Không ít học sinh cho rằng học văn cần lãng mạn, tâm hồn phải bay bổng, viết phải theo cảm hứng, cảm nhận của người viết. Đây là quan điểm sai khi học Văn, học sinh có thể “bay bổng’ trong sáng tác nhưng khi làm 1 đề bài về 1 văn bản cụ thể thì cần đảm bảo chính xác trên nền kiến thức đã có sẵn. Đáp án của đề thi Ngữ văn cũng có thang chấm điểm rõ ràng như các môn khác nên việc đưa ra các kiến thức, khái niệm sai sẽ không có điểm.
Ví dụ với các dạng bài văn Nghị luận xã hội, học sinh cần đảm bảo trích dẫn các dẫn chứng chính xác, có căn cứ và trích nguồn rõ ràng, tuyệt đối không được “bịa”, “chém gió” ra các dẫn chứng mà không có cơ sở chính xác, đặc biệt là các dạng trích dẫn về số liệu, nhân vật điển hình.
Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, bám vào kiến thức đó để triển khai ý. Thay vì học một cách bay bổng thì học sinh nên vạch ý cụ thể, nắm chắc các ý chính, khái niệm cơ bản để dựa vào đó “chém trúng, chém đúng”. Đồng thời, học sinh muốn học văn tốt thì phải có tư duy logic, muốn làm bài văn hay thì phải diễn đạt mạch lạc, rõ ràng và khoa học.
Sai lầm 3: Văn là học thuộc lòng, học văn mẫu
Không ít học sinh xem học văn là học thuộc hoặc chép, đọc văn mẫu. Đây là cách học khó vì lượng kiến thức môn Ngữ văn lớn, dài, khi đi thi học sinh sẽ không thể thuộc hết, nhớ hết theo cách hành văn trong 1 bài văn mẫu nào đó mà chép lại được. Đa phần học sinh quá phụ thuộc vào văn mẫu, học theo cách học thuộc lòng đều khó đạt điểm cao, làm bài lủng củng vì chỗ nhớ chỗ quên.
Một bài văn đạt điểm cao, gây được ấn tượng với người đọc bên cạnh việc viết đúng, đủ ý còn là bài văn có tính sáng tạo, thể hiện được quan điểm cũng như cách nhìn nhận vấn đề của người viết. Việc tham khảo văn mẫu chỉ là một cách giúp trau dồi kiến thức, nâng cao kĩ năng viết, thêm vốn từ. Tuyệt đối không được lạm dụng văn mẫu vì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng để khả năng tiếp thu và cảm thụ văn chương của học sinh.
Cô Thu Trang đưa ra lời khuyên, học sinh nên học theo dàn ý, theo sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm được các ý chính, học thuộc “từ khóa” có trọng tâm và hiểu được vấn đề. Cách học này cũng giúp học sinh vừa dễ dàng nắm chắc nội dung vừa triển khai ý từ đoạn văn, bài văn nhanh, đầy đủ, cô đọng và súc tích. Học sinh chỉ nên xem văn mẫu như một tài liệu tham khảo, từ đó học hỏi thêm cách dùng từ, hành văn, biến các ý hay trong văn mẫu thành của mình để vận dụng phù hợp.
Đối với các bài nghị luận xã hội, học sinh hãy chuẩn bị sẵn cho mình một vài dẫn chứng tiêu biểu về các nhân vật điển hình ngoài đời thực như doanh nhân, danh nhân, vĩ nhân trên thế giới để làm dẫn chứng trong các bài văn, giúp bài văn thuyết phục hơn và hấp dẫn người đọc hơn.
Bên cạnh 3 sai lầm thường gặp trên, học sinh còn mắc những lỗi về trình bày, diễn đạt, dùng từ, phân tích đề bài, phân bổ thời gian làm bài, tâm lí lo lắng, căng thẳng vì hoảng loạn khi ôn tập. Tránh được những sai lầm đó sẽ giúp học sinh đạt kết quả cao môn Ngữ văn.
Ngoài ra, để học tốt môn Ngữ văn cũng như các môn khác trên con đường chinh phục kỳ thi vào lớp 10, học sinh cần có lộ trình học cụ thể, nắm được các kiến thức cần ôn và tuân thủ theo kế hoạch để đảm bảo tiến tới mục tiêu. Đồng thời, chặng đường ôn thi vào lớp 10 cũng rất cần sự đồng hành của phụ huynh chia sẻ, động viên kịp thời giúp con đạt được mục tiêu mong muốn.
Bên cạnh đó, nhằm giúp học sinh lớp 9 có thể sớm bắt nhịp với việc ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 đạt hiệu quả cao, HOCMAI chính thức mở khóa học HM10 Luyện đề dành cho học sinh Hà Nội, TP HCM và các địa phương khác trên cả nước.
Tham gia khóa học này, học sinh sẽ trực tiếp được luyện đề cùng với các thầy cô hàng đầu tại HOCMAI. Các em được cung cấp tài liệu học tập, các dạng bài thường gặp trong đề thi vào lớp 10 và phương pháp giải nhanh, giành điểm 9, 10 trong kỳ thi vào THPT tới.
>>> THÔNG TIN CHI TIẾT, PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
ĐĂNG KÝ HM10 LUYỆN ĐỀ
|
Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ ngay Hotline: 0936585812 để được tư vấn miễn phí.