Chương trình Học tốt lớp 6 mới: Tìm hiểu về hệ thống phân loại sinh vật – Cô Dương Thu Hà

0
2485

Trong thế giới sinh vật, có tới hơn 10-14 triệu các loài sinh vật khác nhau. Làm sao để chúng ta có thể xác định, nhận biết một cá thể sinh vật trong cả một thế giới sinh vật mênh mông như vậy? Các bạn học sinh lớp 6 hãy cùng cô Dương Thu Hà – Giáo viên môn Khoa học tự nhiên tại Hệ thống giáo dục HOCMAI tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây! 

Quý phụ huynh và học sinh tham khảo bài giảng của cô Hà tại:

 

Có thể hiểu, việc phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung về hình thái, cấu trúc, sinh lý hay di truyền… vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định. Phân loại sinh học giúp xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn.

Nhà bác học nổi tiếng người Thụy Điển Carolus Linnaeus (1707-1778) tại hội nghị quốc tế các nhà sinh vật học đã thông qua hệ thống các đơn vị phân loại từ cao xuống thấp như sau:

  • Giới: là một đơn vị phân loại ở cấp cao nhất. Mỗi giới được chia thành các nhóm nhỏ hơn
  • Chi (Giống): Bao gồm một hoặc là tập hợp của một số loài có nhiều đặc điểm chung và có điều kiện sống gần giống nhau. Tương tự như vậy, một giống/chi hoặc tập hợp của một số giống/chi gần gũi tạo thành một họ; một hoặc tập hợp của một số họ gần gũi – một bộ; một hoặc tập hợp của một số bộ gần gũi – một lớp; một hoặc một tập hợp của một số lớp gần gũi – một ngành; tập hợp của một số ngành gần gũi – một giới.
  • Loài: Là đơn vị cơ bản của hệ thống các đơn vị phân loại kể trên. Nó tập hợp các cá thể sinh sống trong một khoảng không gian xác định, giống nhau về các dấu hiệu hình thái, sinh học và sinh thái. Các cá thể của loài này cách biệt về phương diện sinh sản với các cá thể của loài khác.

Ví dụ minh họa: 

Loài gấu đen châu Mỹ thuộc giới Động vật, ngành Dây sống, lớp Thú, bộ Ăn thịt, họ Gấu, chi Gấu – Ursus và loài gấu đen châu mỹ còn có tên là Ursus americanus.

Loài hoa ly thuộc giới Thực vật, ngành Hạt kín, lớp Một lá mầm, bộ Hành, họ Bách hợp, chi Loa kèn.

Loài Hổ Đông Dương thuộc giới Động vật, ngành Dây sống, lớp Thú, bộ Ăn thịt, họ Mèo, chi Báo.

Qua 3 ví dụ thực tiễn trên, các bạn học sinh có thể rút ra một số nhận xét như sau:

  • Cả 3 loài Gấu đen châu Mĩ, Hoa ly và Hổ Đông Dương đều là những sinh vật trong thế giới sinh vật mênh mông của chúng ta. Tuy nhiên qua sự phân loại thì Hoa ly thuộc giới Thực vật còn Gấu đen châu Mĩ và Hổ Đông Dương thuộc giới Động vật. Sự phân loại này dựa vào một số đặc điểm rất cơ bản như Thực vật bao gồm những sinh vật không có khả năng di chuyển, không cần ăn thức ăn hàng ngày nhưng cần nước, ánh sáng, CO2 để tồn tại; Động vật thì có khả năng di chuyển được, ăn thức ăn rất nhiều, hàng ngày.
  • Gấu đen châu Mĩ và Hổ Đông Dương đều thuộc giới Động vật, ngành Dây sống, lớp Thú, bộ Ăn thịt.

Vậy ta có thể thấy rằng qua việc phân loại sinh vật ta dễ dàng nhận biết và tìm hiểu về từ cá thể loài và từ đó có những so sánh nghiên cứu về chúng. Tuy nhiên, sau khi phân loại xong chúng ta cần nhận biết từng loài qua cái tên của chúng. Có các cách đặt tên như sau:

  • Tên phổ thông: là cách gọi phổ biến của các loài trong danh mục tra cứu
  • Tên khoa học: là tên được đặt như sau: Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
  • Tên địa phương: là cách gọi truyền thống của dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.

Ví dụ về cây lúa – một loài rất quen thuộc với một nước nông nghiệp như nước ta. “Cây lúa” là tên phổ thông mà chúng ta thường gọi tuy nhiên nó có tên khoa học là Oryza sativa. Phân tích tên khoa học này, ta biết được cây lúa thuộc chi Oryza, tên loài là sativa.

Loài cá lóc đen: “Cá lóc đen” là tên phổ thông của loài này. Tuy nhiên ở một số vùng miền trên đất nước ta, người ta còn gọi cá lóc đen là cá tràu, cá quả, cá chuối… Tên khoa học của loài cá này là Channa striata (Bloch, 1793). Qua tên khoa học này, chúng ta có thể phân tích cụ thể cá lóc đen thuộc chi Channa và có tên loài là striata. Loài cá này do nhà khoa học Bloch đặt tên vào năm 1793.

 

LIÊN HỆ THỰC TIỄN BÀI HỌC:

Có thể em chưa biết, ngoài hơn 14 triệu loài sinh vật đã được phát hiện và đặt tên, còn vô vàn các loài sinh vật khác trong tự nhiên mà chúng ta chưa khám phá ra. Các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát hiện ra các loài sinh vật để bảo tồn thật tốt sự đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Tại Việt Nam năm 1992, các nhà khoa học đã phát hiện ra loài Sao la trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992.  

Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis hay còn được gọi là “Kỳ lân Châu Á” là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới và trong Sách đỏ Việt Nam.

Qua bài học thú vị của cô Dương Thu Hà, chắc chắn các bạn học sinh đã hiểu thêm về thế giới sinh vật xung quanh ta, cách phân loại thế giới sinh vật và các tên gọi của chúng. Trong năm học đầu tiên chuyển cấp, các em học sinh lớp 6 sẽ được học nhiều hơn nữa những kiến thức sinh học trong bộ môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT mới. Để giúp các em học sinh đỡ khỏi bỡ ngỡ với chương trình mới cách học mới, bố mẹ có thể tham khảo cho con tham gia chương trình Học tốt lớp 6 (2021-2022) của HOCMAI. Xây dựng bám sát theo chương trình của sách giáo khoa lớp 6 mới cùng với những bài giảng chi tiết sống động của các thầy cô giỏi chuyên môn, các em học sinh sẽ được tiếp cận với những kiến thức mới sớm hơn, sẵn sàng bứt phá trong năm học mới. Bố mẹ sẽ yên tâm cho con theo học mà không lo nắng nóng hay dịch bệnh.

>>> Đăng ký ngay để nhận bài giảng học thử miễn phí<<<<

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ !