Mở bài là phần mở đầu của mỗi bài văn, nếu quá dài gây mất cân đối hoặc quá ngắn thì không thể diễn đạt hết các ý hay nội dung cần triển khai. Một mở bài hay cần có độ dài phù hợp nhưng vẫn phải súc tích và có đủ nội dung. Dưới đây là những Mở bài Cảnh ngày xuân ( Trích tác phẩm Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du, mời các bạn học sinh khối 9 cùng tham khảo:
Mở bài Cảnh ngày xuân số 1
Nguyễn Du sinh năm 1766, mất năm 1820, ông là người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du là con trai của một gia đình có truyền thống văn học lâu đời và ông cũng được thừa hưởng tài năng văn chương của gia đìn. Bên cạnh đó sự tận tụy và tình yêu thương con người đã mang đến một màu sắc nhân văn độc đáo trong thơ văn của Nguyễn Du. Sống trong thời buổi xã hội có nhiều biến động, từng đi nhiều nơi, trải qua cuộc sống của mọi người, Nguyễn Du hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn, vất vả mà nhân dân phải chịu đựng. Cảnh ngày xuân là một trích đoạn trong tác phẩm Truyện Kiều kể về cuộc du xuân trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 2
Nguyễn Du không chỉ là nhà văn thiên tài miêu tả chân dung con người mà ông còn vô cùng xuất sắc khi sử dụng nghệ thuật viết về thiên nhiên. Mỗi bức tranh thiên nhiên được Nguyễn Du miêu tả đều trở nên đẹp và có hồn, dường như còn truyền tải được cảm xúc của nhân vật. Khung cảnh ngày xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân như một bức tranh thiên nhiên, không chỉ đa sắc, hài hòa mà còn thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của hai chị em Thúy Kiều.
Tham khảo thêm:
Mở bài Cảnh ngày xuân số 3
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam nhưng ông cũng rất nổi tiếng trên thi đàn thế giới, được công nhận là danh nhân văn hóa. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm, trong đó không thể không nhắc đến Truyện Kiều. Trước khi cuộc đời Kiều gặp phải tai ương bất hạnh thì cô có cuộc sống vô cùng hạnh phúc và đủ đầy. Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả lại cuộc du xuân náo nhiệt của hai chị em Thúy Kiều trước khi những biến cố gia đình xảy ra.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 4
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc, những bài thơ của ông thể hiện nỗi cơ cực, khốn khó của con người, đặc biệt là phụ nữ. Chủ nghĩa nhân đạo trong thơ của Nguyễn Du được thể hiện rất sâu sắc, nhất là trong Truyện Kiều. Tác phẩm kể về một con người tài hoa, hy sinh vì đạo hiếu và có cuộc đời gian truân, bất hạnh. Trong tác phẩm có một đoạn trích giới thiệu phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất đỗi nên thơ, đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 5
Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn trích hết sức thành công của Nguyễn Du về cả giá trị nghệ thuật cũng như nội dung. Với sự sáng tạo trong việc sử dụng thi liệu, hình ảnh và ngôn từ cùng các bút pháp tả cảnh ngụ tình hay ước lệ tượng trưng Nguyễn Du đã tái hiện thành công bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, rực rỡ cùng khung cảnh lễ hội thanh minh, đạp thanh đậm đà bản sắc dân tộc. Cảnh ngày xuân là bức tranh cuộc sống bình yên của Thúy Kiều trước những biến cố xảy ra trong tương lai.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 6
Mùa xuân là một trong những khoảnh khắc kỳ diệu giữa đất trời, báo trước những đổi thay của không gian cảnh vật và cuộc sống con người. Đây là lúc trăm hoa đua nở khoe sắc, là thời điểm các lễ hội dân gian được tổ chức . Mùa xuân cũng là chất xúc tác khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tác thơ văn. Đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh xuân tươi đẹp và rực rỡ bằng những nét bút chấm phá quen thuộc của thơ văn trung đại như ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. Bên cạnh đó khung cảnh lễ hội và cuộc du xuân của hai chị em nàng Kiều cũng được tác giả miêu tả chi tiết theo trình tự thời gian.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 7
Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm phản ánh tinh thần nhân đạo của tác giả, niềm xót thương cho số phận người phụ nữ tài sắc bị thế lực đồng tiền chà đạp. Tuy nhiên trước khi đến với những sóng gió của cuộc đời, Thúy Kiều cũng có một cuộc sống êm đềm bên gia đình. Trích đoạn Cảnh ngày xuân Nguyễn Du đã ghi lại một cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân cũng như cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của mùa đẹp nhất trong năm.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 8
Nếu như đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nguyễn Du cho người đọc thấy vẻ đẹp tuyệt sắc của hai chị em thì đến trích đoạn Cảnh ngày xuân tác giả đã miêu tả khung cảnh mua xuân tươi đẹp và rộn ràng với lễ hội thanh minh truyền thống. Ở đoạn trích này, Nguyễn Du đã phát huy tối đa nghệ thuật tả cảnh, tả tình vô cùng độc đáo của ông.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 9
“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn trích đặc sắc miêu tả khung cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du. Đoạn trích không chỉ gặt hái được thành công về giá trị nghệ thuật mà còn cả giá trị nội dung sâu sắc. Với tài năng sử dụng chất liệu thơ, hình ảnh, ngôn ngữ tượng hình phong phú và những nét bút quen thuộc trong thơ ca trung đại như ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã thể hiện trọn vẹn sự “bình yên” trong tiết trời xuân ấm áp và lễ thanh minh mang đậm bản sắc dân tộc.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 10
Mỗi một đoạn trích trong Thúy Kiều đều mang những ý nghĩa và dụng ý riêng của tác giả. Nếu như đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã miêu tả vẻ đẹp hoàn mỹ của hai chị em thì đến đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã phát huy tối đa khả năng tả cảnh thiên nhiên chỉ với bài nét chấm phá độc đáo. Trích đoạn cảnh ngày xuân vừa mang âm hưởng nhẹ nhàng, bình yên của mùa xuân và lễ thanh minh nhưng cũng vừa mang âm hưởng rộn ràng của cuộc du xuân của các nam thanh nữ tú, trong đó có cả hai chị em Thúy Kiều.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 11
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc đã để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng lớn tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Đặc biệt, Truyện Kiều được coi là tác phẩm kinh điển viết về cuộc đời nàng Kiều đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội cũ bị các thế lực vùi dập. Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn văn đặc sắc nhất, vừa tả cảnh thiên tươi đẹp của mùa xuân, vừa tả cảnh du xuân rộn ràng, vui vẻ của chị em Thúy Kiều.
Mở bài Cảnh ngày xuân số 12
Nguyễn Du không chỉ là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam, mà còn là một nhà văn nổi tiếng trên thi đàn văn học thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều tác phẩm đặc sắc, đặc biệt là tác phẩm “Truyện Kiều”. Vẻ đẹp ngôn từ và sự thành công về giá trị nghệ thuật, cũng như giá trị nhân văn cao cả mà Truyện Kiều truyền tải đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong tiềm thức người đọc qua nhiều thế kỷ. Trước khi bước vào mười lăm cuộc phiêu bạt, Thúy Kiều đã từng sống một cuộc đời “êm đẹp”. Trích đoạn “Cảnh ngày xuân” là một trong những trích đoạn khắc họa cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Thúy Kiều qua không gian ngày lễ Thanh minh truyền thống.
Cảnh ngày xuân là trích đoạn hay miêu tả khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp dưới ngòi bút điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du. Hy vọng với những mở bài Cảnh ngày xuân trên, các bạn học sinh có thêm tài liệu để tham khảo cho quá trình học Ngữ văn lớp 9 của mình.