Áp lực học tập cho con: Thế nào là đủ?

0
15597

Hình ảnh nhiều học sinh thi vào 10 bật khóc trước cửa phòng thi năm 2019 trở thành hình ảnh xúc động và “ám ảnh” khi nhắc đến những kì thi quan trọng của con. Nó cũng “châm ngòi” cho cuộc tranh luận không hồi kết giữa các phụ huynh cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục.

Áp lực học hành: Cần hay không?

Chuyện thi cử, học hành của con cái vốn đã luôn là một trong những chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm, bàn luận ở khắp các diễn đàn của phụ huynh trên cộng đồng mạng.

Facebook T. Trần chia sẻ câu chuyện của mình lên một nhóm kín, về việc anh vốn có xu hướng để các con học hành thoải mái nhẹ nhàng. Tuy nhiên, hậu quả là con gái anh trượt đại học, thường xuyên bỏ học. Con trai anh hiện tại lớp 8 cũng có kết quả học lực trung bình. “Từ hai đứa con, tôi rút ra một điều: nếu không tạo một sức ép đủ mạnh lên con cái, chúng sẽ không bao giờ ý thức được cái giá phải trả về sau này. Sai lầm của tôi là không tạo ra một kỉ luật cần thiết để các con trở nên hoang dã và bất chấp”, anh viết.

Câu chuyện của anh thu hút hàng trăm lượt thích và hơn 250 bình luận. Bên cạnh những ý kiến cương quyết phản bác việc “gò” con cái vào học hành vẫn có nhiều người tán đồng quan điểm của anh.

Anh Phạm T.T chia sẻ: “Mình là một ví dụ về việc bố mẹ không ép học, không đi họp phụ huynh, không biết lịch học của con luôn. Và kết quả là mình học cực kỳ đối phó chưa bao giờ được học sinh tiên tiến. Lớn lên vào đời vất vả mới thấy giá như bị ép học thì tốt. Tệ nữa là giờ không có kỹ năng để ép con vào kỷ luật”.

“Tôi đồng ý với tác giả và hiểu sự hối hận của tác giả do không rèn cho con tính kỉ luật. Hồi còn niên thiếu tôi uất ức vì sức ép và kỉ luật của gia đình, nhưng giờ tôi biết ơn cha mẹ vì điều ấy. Tôi có tố chất hơn bạn bè đồng lứa, nhưng chính sự rèn giũa của bố mẹ mới giúp tôi đi bền, đi xa. Giờ xã hội ngày càng đòi hỏi những trình độ cao hơn, kĩ năng chuyên sâu hơn, không có chỗ cho kẻ lười biếng”, bạn trẻ A.P. Nguyễn viết.

Tài khoản K. Trần cho rằng: “Kỷ luật là điều cần thiết, quan trọng là làm nó với tình thương chứ không phải với mục đích ganh đua. Hầu hết trẻ nào cũng thích chơi hơn học và một đứa nhóc thì khó mà đủ nhận thức để quyết định tương lai của chính nó. Các anh các chị nào hay bảo để con tôi tự do chọn lựa là rất không thực tế và phó mặc chuyện tương lai của con cái vào tay một đứa nhóc”.

Chị Võ.T H thì nhận định: “Thực ra ở đây các bậc phụ huynh cần hiểu vấn đề là: không áp lực, không gây sức ép cho con khi con mình không có đủ khả năng để học ở mức cao hơn trình độ con có (tức là bắt nó học ở cái lớp khó hơn hẳn trình độ của nó), chứ không phải là không ép khi con không thích học. Nói thật trẻ con nó chỉ thích chơi chứ không bao giờ thích học, người lớn còn thế nữa là trẻ con”.

Trong đó, ý kiến của thành viên Tom Dinh nhận được khá nhiều đồng thuận: “Em thấy đúng là cần có một sức ép đủ lớn thì trẻ con mới chú ý hơn đến việc học ạ. Nhưng cách tạo sức ép thế nào cho hợp lý thì khó quá”.

Làm thế nào để con cái học hành không áp lực nhưng vẫn hiệu quả? 

Nếu thành tích của con trẻ chưa tốt, dù cha mẹ quở trách, kèm cặp tới đâu cũng chưa chắc đã khiến kết quả học tập tốt lên. Nhưng cũng không thể không tạo ra một chút “áp lực” nào khiến con bỏ bê việc học quá mức. Đối với phụ huynh, sự tiến bộ của con em mới là điều trọng yếu. Muốn đạt được điều này, các gia đình nên áp dụng bốn nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Quan tâm nhưng không giám sát quá mức 

Không thể phủ nhận một điều là gia đình đóng vai trò vô cùng trọng yếu trong công cuộc học tập của con em. Cha mẹ mới là người thầy có sức ảnh hưởng nhất đối với trẻ. Muốn con học giỏi, cha mẹ không nên buông lỏng tất cả, nhưng lại càng không nên quản thúc tất cả và giám sát quá gắt gao.

Sự giám sát gắt gao từ phía cha mẹ chỉ khiến trẻ học tập một cách bị động. Muốn con em của chúng ta tích cực chủ động trong việc học, điều đầu tiên mà cha mẹ cần làm chính là bỏ thói quen giám sát quá mức.

Tất cả những vĩ nhân trên thế giới này đều không phải là người bị ép buộc học tập. Chìa khóa thành công của họ đến từ ý thức tự giác trong việc tu dưỡng và học hành. Vì vậy, muốn con em không bị lệ thuộc và rèn được đức tính tự giác, độc lập, chủ động trong việc học, các bậc cha mẹ càng không nên giám sát con trẻ quá gắt gao.

Nguyên tắc 2: Ghi nhận thành công và dành cho con trẻ sự khích lệ

Trong quá trình học tập của trẻ, trải nghiệm về sự thành công đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, cha mẹ nên tạo cơ hội cho các em có được cảm giác thành công bằng cách ghi nhận thành tích và tiến bộ của con mình.

Khi trẻ học được cách tận hưởng niềm vui của sự thành công, các em sẽ tìm ra niềm vui chân chính trong học tập. Khích lệ tinh thần học hành của con em không cần phải dùng đến những món quà xa xỉ hay những lời nói hoa mĩ. Thay vào đó, phụ huynh chỉ cần khen ngợi đúng lúc, đúng chỗ.

Ví dụ, khi con trẻ đã hoàn thành tất cả các bài tập về nhà hoặc dành được điểm tốt, phụ huynh có thể khen ngợi các em bằng những lời giản dị như: “Con càng ngày càng tiến bộ!” hay “Con thật giỏi”… Được cha mẹ ghi nhận thành công và khích lệ chân thành như vậy sẽ khiến các con càng thêm hứng thú với việc học.

Nguyên tắc 3: Cho con khoảng không tự do trong học tập

Vì mục đích nhanh chóng cải thiện thành tích học tập cho con em mình, nhiều phụ huynh thường thay con tự quyết bằng cách đăng ký cho các em nhiều lớp học thêm. Hành động ấy đã vô hình xóa bỏ ý thức độc lập của con trẻ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới học tập. Hậu quả là khi con trẻ gặp khó khăn, thay vì đối mặt và giải quyết, các em sẽ lựa chọn trốn tránh hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.

Điều này không chỉ gây bất lợi đối với việc học tập mà còn biến các em trở thành những con người phụ thuộc và thiếu trách nhiệm.

Xã hội của chúng ta ngày nay cần những người có khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Do đó, các bậc cha mẹ nên học cách buông tay, duy trì cho trẻ một khoảng không tự do trong học tập để các em có được sự lựa chọn của riêng mình, tự thân vận động, tu dưỡng, từ đó bồi dưỡng tính độc lập và tinh thần trách nhiệm cho con em.

Nguyên tắc 4: Đừng để con cái lệ thuộc vào sự giúp đỡ của cha mẹ

Trong quá trình kèm con học bài, nhiều phụ huynh thường mang tâm lý vội vàng, hấp tấp, khi thấy con gặp bài khó sẽ dễ dàng nói cho trẻ đáp án. Đây hoàn toàn là điều không nên! Cha mẹ làm như vậy sẽ khiến con trẻ không phát triển được thói quen tư duy và hình thành tính phụ thuộc. Hệ quả là khi gặp phải một vấn đề nhỏ, các em cũng sẽ không hề động não suy nghĩ mà luôn tìm kiếm sự trợ giúp.

Nếu tiếp tục như vậy, đến khi gặp phải bài khó trong đề thi, các em chỉ có thể làm linh tinh hoặc tìm cách gian lận. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp đỡ con trẻ với mục đích và hoạch định rõ ràng, khoa học. Đó mới là cách giáo dục đúng đắn để thế hệ sau của chúng ta ngày càng trở nên xuất sắc.

Để con vừa rèn luyện sự tự giác trong học tập, lại vừa có thể giám sát quá trình học tập của con mà không khiến con cảm thấy áp lực, cha mẹ có thể lựa chọn Chương trình Học tốt 2019. Chương trình Học tốt được xây dựng với mục đích giúp con chủ động hơn trong quá trình học tập, giúp con bổ sung, củng cố kiến thức trên lớp, tự tin đạt điểm 9, 10 mà không hề tạo áp lực. Với Chương trình Học tốt, cha mẹ có thể theo dõi quá trình học của con thông qua tin email báo tiến trình học tập của con, đội ngũ hỗ trợ quản lý học sinh tận tâm.

Đồng hành cùng con trong quá trình học tập cùng Chương trình Học tốt!

> ĐĂNG KÝ NGAY!!

Để được tư vấn chi tiết về Chương trình Học tốt 2019 – 2020, quý phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 5858 12!