Nhiều năm trở lại đây, tình trạng học sinh căng thẳng, stress dẫn đến trầm cảm bởi áp lực học tập ngày càng gia tăng tại nước ta. Không ít những trường hợp đáng tiếc xảy ra là hồi chuông báo động cho chúng ta về tình trạng học quá tải.
Theo kết quả y tế trường học giai đoạn 2011 – 2015 do Bộ Y tế và Bộ GDĐT công bố, số học sinh có ý định tự tử ngày càng tăng cao, cứ 5 em học sinh lại có 1 em có ý định tự tử. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận 20 trường hợp trẻ em uống thuốc độc tự tử. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người trẻ tuổi, xếp sau nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông. Nguyên nhân dẫn đến những trường hợp đáng tiếc như vậy đó chính là áp lực học tập.
>> Tình trạng báo động: “Hãy cho học sinh được ngủ”
Tại học đường ở Việt Nam, cha mẹ có quá nhiều kỳ vọng đặt vào các con. Ngay từ những ngày chập chững vào cấp I, không ít cha mẹ đã phải đau đầu lựa chọn cho con trường chuyên, trường giỏi để con được giáo dục trong môi trường chất lượng mà chưa hề biết con có năng lực đến đâu. Chưa kể cha mẹ thường nhắc các con “Cố mà học, được học sinh giỏi để bố mẹ đi họp cho nở mày nở mặt”, câu nói đó dường như trở thành nỗi sợ hãi trong mỗi học sinh mỗi khi năm học mới đến. Sự thật mỗi ngày khi cha mẹ đón con ở trường đều hỏi chung một câu hỏi: “Hôm nay con được mấy điểm” và điểm cao thì không sao nhưng điểm thấp sẽ là những câu: “Tại sao lại thế? Chỉ có việc học mà không học tốt được”. Điều này làm các em sợ sệt và dần trở nên không dám chia sẻ với cha mẹ về điểm số, về việc học như thế nào. Từ đó sinh ra vấn đề “nói dối” ở độ tuổi học sinh, không nói thật về kết quả học tập và chỉ khi đi họp phụ huynh cha mẹ mới biết về điểm số của con. Chính những kỳ vọng của cha mẹ đang đè nặng lên các bạn học sinh quá nhiều khiến các bạn chỉ lo sợ vào việc học.
Không chỉ có cha mẹ, bệnh thành tích tại trường học cũng là một trong những nguyên nhân gây lên áp lực cho các bạn học sinh. Mong muốn học sinh của mình giỏi đều, đạt điểm cao, không ít trường hợp thầy cô giao bài tập quá sức với các bạn học sinh, khiến các bạn học sinh hoang mang khi làm bài tập. Trường điểm, lớp chọn là tiêu biểu cho việc chạy theo điểm số, các bạn học sinh cũng phải học nặng hơn, chương trình nâng cao liên tục vào các buổi học phụ. Nhiều bạn chưa nắm được kiến thức cơ bản đã phải giải quyết bài nâng cao thì thật khó cho các bạn đó.
Và áp lực học tập cũng đến từ sự định hướng không rõ ràng của cha mẹ. Lòng vòng trong một đại dương kiến thức khiến các bạn học sinh không biết phải học gì? Học như thế nào? Đặc biệt khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo có những thay đổi trong quy chế thi cử, tuyển sinh càng khiến học sinh và phụ huynh hoang mang. Ví dụ như sự thay đổi trong cơ chế tuyển sinh vào 6, dự thảo bổ sung cho các trường có thể từ xét tuyển được chuyển sang kết hợp thi tuyển, kiểm tra năng lực đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho con mình. Không tìm được phương pháp học phù hợp cho con giai đoạn này càng khiến áp lực lên cao và học sinh cũng không tránh khỏi những áp lực này.
>> Thay vì chuẩn bị học bạ, cha mẹ cần chuẩn bị kiến thức cho con vào 6
Trên thực tế, để các bạn học sinh không áp lực trong học tập thì cha mẹ chính là những người giúp các bạn. Có một định hướng cụ thể, có sự quan tâm và thường xuyên trao đổi giúp cha mẹ và các con hiểu nhau hơn để tránh được những áp lực không có hướng giải quyết.
Cha mẹ hãy là những người thông thái giúp con mình không bị áp lực học tập, luôn có tư tưởng thoải mái cho việc học thì kết quả mới tốt nhất!
>> Hé lộ giải pháp con học giỏi, cha mẹ yên tâm
Để các bạn học sinh và phụ huynh có được phương pháp học tập tốt nhất, CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT là lựa chọn phù hợp cho các bạn học sinh từ lớp 3 đến lớp 9. CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT được xây dựng bài học theo SGK, giúp người học nắm chắc kiến thức cơ bản cũng như được rèn luyện các phương pháp giải bài tập linh hoạt. Cha mẹ có thể học cùng con là điểm nổi bật của chương trình học này.
Cha mẹ nhấn vào TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn! |