Bí kíp viết mở bài và kết bài hay cho bài văn nghị luận

0
8412

Văn nghị luận là dạng Tập làm văn hay và chiếm số điểm khá cao trong các kì thi của học sinh. Tuy nhiên, nhiều học sinh gặp phải khó khăn khi viết mở bài và kết bài cho dạng văn này. Nhằm giúp học sinh có thể viết mở bài, kết bài hay và ấn tượng nhất, thầy cô HOCMAI đã có những định hướng cho học sinh trong bài viết dưới đây!

Bí kíp để mở bài cho bài văn nghị luận gây ấn tượng

Trong suốt chương trình Ngữ văn THCS, dạng văn nghị luận được dàn trải đều từ lớp 7 cho đến lớp 9. Như vậy, có thể thấy được, phần kiến thức này yêu cầu học sinh học tập bài bản, trình tự và cũng chiếm điểm số rất cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Học được kỹ năng viết văn nghị luận, cách để lên dàn ý và bố cục sao cho hay thì mới chỉ là phần khung, và để bài văn nghị luận hấp dẫn, trau chuốt và súc tích thì học sinh cần phải có cách để gây ấn tượng cho người đọc, người xem. Đó chính là vai trò của mở bài và kết bài trong một bài văn nghị luận. Tuy đây không phải phần trọng tâm nhưng lại là phần không thể thiếu, góp phần làm nổi bật vấn đề nghị luận.

Để mở bài văn nghị luận hay, học sinh cần nắm được mở bài có những cách nào để viết mở bài cho bài văn nghị luận. Về cơ bản, có hai cách để mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. 

Mở đầu hay trong bài văn nghị luận sẽ gây được ấn tượng cho người đọc.

Mở bài trực tiếp là đi thẳng vào vấn đề nghị luận. Học sinh sau khi tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận thì sẽ đưa vào bài, đặt vấn đề ngay. Phần mở bài trực tiếp này dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc và thiếu hấp dẫn cho bài viết. 

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI lưu ý cho học sinh: “Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về một tác phẩm, đoạn thơ, đoạn văn thì cần nêu được tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn được khổ thơ, đoạn thơ và giới thiệu được vấn đề nghị luận.”  

Mở bài gián tiếp trong văn nghị luận dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến vấn đề mà đề bài yêu cầu để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới dẫn dắt sang chủ đề. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết. Đối với văn nghị luận, có một số hướng để mở bài gián tiếp hay như: 

  • Đi từ tác giả, tác phẩm đến vấn đề cần nghị luận.
  • Đi từ đề tài, chủ đề đến vấn đề cần nghị luận.
  • Đi từ lý luận vào vấn đề cần nghị luận.
  • Dẫn dắt từ cuộc sống vào văn học.

Bí kíp để viết phần kết bài cho bài văn nghị luận hay

Kết bài chính là cách mà người viết khẳng định và truyền tải lại thông điệp cho người đọc, cũng là cách để gây những ấn tượng nhất định cho người đọc. Một kết bài lủng củng, thiếu chiều sâu hay một kết bài quá ngắn gọn chưa tóm lược được vấn đề chính là “điểm trừ” lớn cho bài văn nghị luận. Chính vì lẽ đó, học sinh cần nắm được cách để viết được một mở bài văn nghị luận đủ ý, ngắn gọn mà vẫn tạo ấn tượng cho người đọc.

Có rất nhiều cách viết kết bài, tuy nhiên để viết được kết bài ấn tượng thì các em phải viết được kết bài đúng rồi mới bắt đầu viết hay. Kết bài phải đảm bảo được các nội dung cần thiết trong văn nghị luận và đưa vào bài được những yếu tố thu hút người đọc.” Cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn tại HOCMAI chia sẻ.

Cô Phượng hướng dẫn học sinh phần viết kết bài hay. 

Có hai cách để học sinh kết bài, tương tự như phần mở bài có cách cơ bản và nâng cao, phần kết bài cũng chia ra: kết bài truyền thống và kết bài mở rộng, nâng cao. Trong đó:

Kết bài truyền thống là kết bài đủ ý, ngắn gọn, dành cho học sinh không giỏi linh hoạt từ ngữ, hành văn và kĩ năng liên tưởng còn chưa cao. Học sinh làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

Bước 2: Đánh giá về thành công của tác giả.

Bước 3: Đưa ra bài học để nâng cao quan điểm.

Chỉ cần áp dụng đầy đủ ba bước này, học sinh đã có được phần kết bài đủ ý mà vẫn ngắn gọn, thuyết phục. Tuy nhiên, để gây ấn tượng nhất định cho người đọc, học sinh có thể kết bài theo cách thứ hai.

Kết bài mở rộng, nâng cao với các bước như phần kết bài truyền thống nhưng có thêm hai kỹ năng quan trọng đó là: 

  • Đưa lý luận vào phần kết bài.
  • Vận dụng kiến thức thực tế vào bài viết.

Mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận hay chính là cách để học sinh gây ấn tượng cho người đọc, từ đó đạt được điểm số cao hơn. Đồng thời, để rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận cũng như học tốt môn Ngữ văn hơn, học sinh nên chọn cho mình lộ trình học cũng như phương pháp học hiệu quả nhất.

>> Đăng kí học thử bài giảng Ngữ văn MIỄN PHÍ tại:

Phụ huynh có thể tham khảo Chương trình học tốt 2021-2022 của HOCMAI giúp con học hiệu quả văn nghị luận nói riêng và Ngữ văn THCS nói chung. Khóa học với chu trình 4 bước HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA sẽ giúp học sinh chuẩn bị lên lớp 7-9 tự học hiệu quả tại nhà trong thời gian nghỉ hè sắp tới. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc kiến thức, kỹ năng và tạo đà bứt phá điểm số môn Ngữ văn trong các bài kiểm tra, bài thi.

>> Phụ huynh và học sinh để lại thông tin để nhận tư vấn và hướng dẫn đăng kí học thử khóa học MIỄN PHÍ tại link sau: https://hocmai.link/Nhan-bai-hocthu-mp