Học sinh muốn viết bài thuyết minh được sinh động, hấp dẫn thì cần thêm yếu tố miêu tả vào bài văn để làm nổi bật đối tượng được thuyết minh.
Thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ giúp bài làm của học sinh không còn khô khan mà trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Để thêm các yếu tố miêu tả một cách hợp lý và chính xác, học sinh có thể tham khảo bí quyết sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh được thầy Hùng bật mí dưới đây.
Thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn học sinh sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh
Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Ở phần này, thầy Hùng sẽ hướng dẫn học sinh về cách thêm yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh thông qua ví dụ sau đây:
Văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Tạo.
Văn bản trên là một văn bản thuyết minh, việc đầu tiên khi đi tìm hiểu một văn bản thuyết minh, học sinh cần xác định đối tượng thuyết minh và đối tượng ở đây chính là cây chuối. Ở nhan đề, học sinh có thể nhận thấy nhan đề của văn bản đã nêu rõ đối tượng thuyết minh và giới hạn rõ phạm vi thuyết minh.
Sau khi tìm hiểu được đối tượng và phạm vi thuyết minh, học sinh sẽ tìm hiểu các nội dung thuyết minh được tác giả nhắc tới trong văn bản, cụ thể:
+ Đoạn 1: Tác giả giới thiệu về đặc điểm, sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây chuối.
+ Đoạn 2: Công dụng chung của cây chuối (thức ăn, thức dụng).
+ Đoạn 3: Công dụng cụ thể của một phận của cây chuối, ở đây tác giả thuyết minh về công dụng của quả chuối.
Thầy Hùng hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung thuyết minh có trong ví dụ
Khi nắm rõ nội dung thuyết minh mà tác giả muốn giới thiệu tới người đọc, tiếp đó, thầy Hùng sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu các câu văn có sử dụng câu văn miêu tả.
+ Đoạn 1: Miêu tả hình ảnh thân thuộc, sức sống mãnh liệt của cây chuối.
+ Đoạn 2: Trong đoạn văn này, tác giả không sử dụng yếu tố miêu tả mà chỉ sử dụng phương pháp liệt kê.
+ Đoạn 3: Miêu tả màu sắc, hương vị của các loại chuối. Bên cạnh đó, tác giả tả cách chế biến, thưởng thức những món ăn từ chuối.
Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Qua việc tìm hiểu những yếu tố miêu tả được tác giả sử dụng trong văn bản thuyết minh, thầy Hùng đã nêu rõ tác dụng của những yếu tố miêu tả này làm cho đối tượng thuyết minh trở nên sống động, nổi bật hơn và tạo ấn tượng ban đầu cho người đọc, người nghe.
Thầy Hùng chỉ ra tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Như vậy, để bài văn thuyết minh sống động, hấp dẫn, học sinh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để thuyết minh cụ thể về đối tượng mình đang nói tới.
Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài văn thuyết minh. Hi vọng những hướng dẫn của thầy Nguyễn Phi Hùng sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.
Với mong muốn giúp học sinh học tốt bộ môn Ngữ văn THCS, từ ngày 9/5/2019, HOCMAI chính thức khai giảng khóa Học Tốt 2019 – 2020. Khóa học sẽ trang bị cho học sinh nền tảng kiến thức cơ bản ngay từ trong hè, sẵn sàng bứt phá kết quả môn Văn trong năm học tới. Việc chuẩn bị sớm cũng sẽ giúp học sinh có nhiều thời gian rèn kỹ năng viết văn và luyện nhiều dạng đề hơn.
>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Ngữ văn năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/Học-tốt-chương-trình-Ngữ-văn-lớp-9
Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!