Bí quyết viết đoạn văn nghị luận giúp học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi vào 10

0
11297

Kỹ năng viết đoạn văn trong đề đọc hiểu hay trong một bài văn nghị luận là kỹ năng vô cùng quan trọng và học sinh cần rèn luyện kỹ năng này để đạt điểm cao môn Ngữ văn trong các kỳ thi.

Đối với dạng bài viết đoạn văn, cô Vũ Hà, giáo viên môn ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ nhiều học sinh lúng túng khi trình bày một đoạn văn hay cảm thấy viết một đoạn văn ngắn vô cùng khó. Để đạt điểm tuyệt đối với dạng bài viết đoạn văn, học sinh cần áp dụng những kiến thức được cô Hà sẽ bật mí dưới đây.

Cô Vũ Thị Hà hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức về đoạn văn

Khái niệm về đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. Hình thức của một đoạn văn là bắt đầu bằng chữ  cái viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Bên cạnh đó, một đoạn văn luôn biểu đạt nội dung về một ý tương đối hoàn chỉnh.

Cô Hà nhắc lại kiến thức về khái niệm đoạn văn

Cấu tạo của một đoạn văn

Khi xây dựng một đoạn văn, cô Hà khuyên học sinh cần viết đầy đủ theo cấu trúc: câu chủ đề, câu bổ trợ và câu kết. Học sinh có thể hiểu câu chủ đề là câu thâu tóm nội dung mà đề bài yêu cầu. Tiếp đó, câu bổ trợ là những câu có tác dụng giải thích, chứng minh, bình luận về câu chủ đề mà học sinh đã nêu ra ở trên. Cuối cùng là câu kết, học sinh sử dụng câu kết để tổng kết, khái quát lại nội dung của câu chủ đề.

Các hình thức lập luận của đoạn văn

Trên tiền đề học sinh đã nắm rõ cấu tạo của một đoạn văn, cô Hà sẽ giới thiệu về 5 hình thức lập luận cơ bản của đoạn văn để học sinh có thể đạt điểm tuyệt đối những dạng bài như: xác định hình thức lập luận của một đoạn văn mà đề bài đã cho hay xây dựng một đoạn văn theo hình thức lập luận mà đề bài yêu cầu…

Diễn dịch

Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

Quy nạp

Đoạn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

Tổng – phân – hợp

Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.

Song hành

Đây là đoạn văn không có câu chủ đề, đoạn văn này gồm các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

Móc xích

Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.

Cô Hà chia sẻ những lưu ý học sinh khi làm bài viết đoạn văn

Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh làm thật tốt dạng bài viết đoạn văn ngắn. Hi vọng những hướng dẫn của cô Vũ Hà sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.

 

>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Ngữ văn năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/chuong-trinh-hoc-tot-Van-lop9

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!