Nghị luận xã hội, dạng bài nghị luận về những sự việc hiện tượng trong đời sống hay nghị về một tư tưởng đạo lí nổi tiếng, đây là một dạng bài học sinh sẽ gặp nhiều trong đề kiểm tra hay đề thi.
Đối với dạng bài nghị luận xã hội cô Vũ Thị Hà, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ rất nhiều học sinh khi làm bài hay mắc những lỗi như không xác định đúng dạng đề bài nghị luận xã hội, bị lặp từ, thừa từ nhiều hay cách diễn đạt lủng củng… Nhằm giúp học sinh đạt điểm cao môn Ngữ văn trong các kì thi, cô Hà sẽ chỉ ra những lỗi sai cụ thể và cách khắc phục những lỗi sai ấy sao cho hiệu quả.
Cô Vũ Thi Hà chỉ ra những lỗi học sinh thường gặp khi làm bài nghị luận xã hội
Không xác định được dạng đề nghị luận xã hội
Trước khi bắt đầu làm một bài văn nghị luận, học sinh cần nhớ lại những kiến thức bản thân đã được học về dạng bài này, cụ thể nghị luận xã hội chia làm hai dạng chính:
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống (đề bài không được đặt trong dấu ngoặc kép)
Đây là dạng đề, đề cập đến những hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hoặc các câu hỏi nghị luận thường mang tính thời sự hiện nay hoặc một vấn đề một vấn đề trên báo chí…
Ví dụ: Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông. Hoặc nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường.
+ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí (đề bài thường đặt trong dấu ngoặc kép)
Đối với dạng đề này học sinh thường nghị luận những vấn đề liên quan tới đạo đức làm người hoặc các danh ngôn, các triết lý, các quan niệm sống hay những tư tưởng lỗi lạc…
Ví dụ: Học sinh hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về câu ca dao tục ngữ sau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Mở bài không nhắm trúng vấn đề và không biết cách kết bài
Sau lỗi không xác định được dạng bài nghị luận thì lỗi mở bài lan man không nhắm trúng vấn đề cũng như không biết cách kết bài là lỗi học sinh rất hay mắc phải. Để xóa tan sự bất cập này cho học sinh, cô Hà chỉ ra:
+ Đối với phần mở bài, học sinh cần đánh trúng vào trọng tâm vấn đề mà đề bài yêu cầu. Nếu đề bài là nghị luận về một tư tưởng đạo lí, học sinh cần phải trích dẫn chính xác tư tưởng đạo lí đó trong dấu ngoặc kép.
+ Khi kết bài học sinh cần thể hiện đúng quan điểm mà bản thân đã trình bày ở phần thân bài. Ngoài ra ở phần này, học sinh chú ý nêu những ý kiến khái quát thiên về tổng quát vấn đề.
Cô Hà hướng dẫn học sinh cách viết mở bài, kết bài một cách ngắn gọn, đủ ý
Bố cục của bài viết không hợp lý
Với bất kỳ dạng đề nào thì bài viết của học sinh cũng phải đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên, học sinh hay mắc phải những lỗi về bố cục chưa thật hợp lý như:
+ Viết mở bài, thân bài là một đoạn văn mà không tách ý.
+ Một số học sinh do không đủ thời gian làm bài nên không kịp triển khai hết ý cho phần thân bài và viết luôn phần kết bài.
Để khắc phục những lỗi sai trên, cô Hà khuyên học sinh khi làm bài cần căn chỉnh thời gian sao cho phù hợp để có thể hoàn thiện bài làm. Bên cạnh đó, học sinh tránh viết lan man, dài dòng và không rõ ý vì việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của bài thi hay bài kiểm tra.
Lỗi lặp ý, sắp xếp ý lộn xộn
Bài làm của học sinh thường bị ý sau lặp lại nội dung của ý trước hoặc các ý sắp xếp không theo trật tự, thiếu tính logic khiến cho bài văn dàn trải, không gây được ấn tượng với người chấm. Do đó, trước khi làm bài, học sinh nên dành từ 5 đến 7 phút để viết dàn ý chuẩn bị.
Trên đây là một số lưu ý giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. Hi vọng những hướng dẫn của cô Vũ Thị Hà sẽ giúp học sinh dễ dàng chinh phục dạng bài này và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.
Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho năm học 2019 – 2020 sắp tới, quý phụ huynh và học sinh hãy tham khảo ngay Chương trình Học tốt của HOCMAI. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kì và phương pháp học tập phù hợp cho mỗi môn học.
>> Phụ huynh, học sinh tham khảo chương trình Ngữ văn năm học mới và đăng ký HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại: http://bit.ly/Chuong-trinh-hoc-tot-Ngu-van-9
Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!