Các quy tắc phân biệt l-n, g-gh, ng-ngh sẽ giúp học sinh không bị nhầm lẫn trong quá trình vận dụng vào văn viết và cả văn nói.
Trong chương trình tiếng Việt lớp 3 học sinh thường bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng các âm tiết l-n, g-gh, ng-ngh, dẫn đến bị sai chính tả. Để học sinh nắm vững các quy tắc sử dụng và phân biệt các âm tiết này, cô Trần Thị Vân Anh – Giáo viên tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã đưa ra một số vấn đề về lý thuyết, các mẹo để học sinh nắm được khi làm dạng bài tập liên quan.
Một số cách phân biệt tiêu biểu giữa các âm l-n, ng-ngh, g-gh
1.Phân biệt l/n
Theo đó cô Vân Anh đã đưa ra một số “mẹo” đơn giản giúp học sinh phân biệt và dễ dàng sử dụng đúng các âm tiết l-n, ng-ngh, g-gh như sau:
– Âm “l” thường đi kèm với âm đệm
Ví dụ: luyến, loan…
– Âm “n”: không đi kèm với âm đệm
Ví dụ: nắng, núp, no,…
Trừ trường hợp đặc biệt: noãn (noãn bào).
(âm đệm: thường được ghi bằng bán âm “u” hoặc “o” và đi kèm các nguyên âm. Ví dụ: uê, uơ, uya, oa, oe).
Bên cạnh đó để thành thạo trong phân biệt hai âm tiết này, cách tốt nhất là học sinh hãy tập liệt kê các từ có âm “l” và “n” để luyện nói và viết. Song song với đó cha mẹ cũng nên giúp đỡ các con trong việc luyện tập để con tiến bộ nhanh hơn. Đặc biệt là học sinh tại các khu vực nói giọng vùng miền thường bị nhầm lẫn giữa âm tiết “l” với “n” trong quá trình sử dụng.
2.Phân biệt “ng” và “ngh”, “g” và “gh”
Ngh, gh: Đi cùng các nguyên âm: i, e, ê ở phía sau.
Ví dụ: ghi, ghế, nghi, nghé,…
Ngược lại, “ng”, “g” không đi kèm các âm trên
Cô Vân Anh hướng dẫn học sinh phân biệt các âm tiết dễ nhầm lẫn.
Các bài tập cơ bản về chính tả
Tiến sĩ văn học Trần Thị Vân Anh cho biết: Đối với các bài tập về chính tả, làm nhiều bài tập là phương pháp tối ưu nhất để học sinh không bị nhầm lẫn. Thậm chí có rất nhiều học sinh cấp cao hơn hay bản thân phụ huynh vẫn sai sót khi nói hoặc viết các âm này. Cách duy nhất để tránh tình trạng trên là chăm chỉ luyện tập, tạo nền tảng âm vựng tốt ngay từ nhỏ. Sau đây là một số bài tập cơ bản giúp học sinh đi vào luyện tập chi tiết:
Dạng 1: Điền vào chỗ trống (Hoàn thiện từ).
Với dạng bài tập này, đề bài có thể cho dưới dạng các từ chưa hoàn chỉnh, hoặc yêu cầu hoàn thiện đoạn văn, thơ đang khuyết đi phần điền âm “l”, “n”, “g”, “gh”, “ngh”, “ng”,…
Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống “l”, “n”, “g”, “gh”, “ng”, “ngh” còn thiếu để tạo thành từ có nghĩa.
Ví dụ 2: Hoàn thiện đoạn văn sau
Mẹo nhỏ đối với bài tập điền từ chính tả mà âm còn thiếu là “l” hoặc “n”: Nếu từ cần hoàn thiện là từ láy thì phụ âm đầu của hai chữ cấu thành từ sẽ giống nhau. Chẳng hạn: Lấp lánh, lung linh, no nê, núng nính,…
Dạng 2: Chọn từ viết đúng
Đây là loại bài tập cho trước hai từ, một trong hai là đáp án chính xác mà học sinh cần chọn lựa.
Ví dụ:
long lanh hay nong nanh
no nắng hay lo lắng
gồ ghề hay ghồ ghề
nghi ngại hay ngi ngại
Dạng 3: Tìm và sửa lỗi sai trong đoạn thơ/đoạn văn/câu cho trước
Bài tập này sẽ nâng cao hơn so với hai dạng bài tập trước bởi yêu cầu học sinh phải tự tìm ra lỗi sai trong bài và sửa chúng. “Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng không cần quá lo lắng, hãy liệt kê ra giấy nháp những lỗi chính tả đã được học, tìm đọc trong bài và xác định các từ đó đúng hay sai, như vậy sẽ tránh tối đa sai sót cho các em” – cô Vân Anh chia sẻ.
Ví dụ: Tìm và sửa lỗi sai nếu có trong đoạn văn sau:
Thứ bảy tuần vừa qua, mẹ cho Ben đi chơi công viên như một phần quà của điểm mười môn toán. Ben háo hức lắm, cậu dậy sớm hơn mọi nghày. Bố cũng ngỉ làm để cùng mẹ con Ben đi chơi. Lâu lắm rồi gia đình Ben mới vui vẻ đến thế. Trên con đường ghồ ghề cát sỏi, Ben không ngừng với cặp mắt ra ngoài cánh cửa ô tô, miệng níu no không ngừng.
Bài làm:
Thứ bảy tuần vừa qua, mẹ cho Ben đi chơi công viên như một phần quà của điểm mười môn toán. Ben háo hức lắm, cậu dậy sớm hơn mọi ngày. Bố cũng nghỉ làm để cùng mẹ con Ben đi chơi. Lâu lắm rồi gia đình Ben mới vui vẻ đến thế. Trên con đường gồ ghề cát sỏi, Ben không ngừng với cặp mắt ra ngoài cánh cửa ô tô, miệng líu lo không ngừng.
Trên đây là một số biện pháp phân biệt về các âm chính tả thường gây nhầm lẫn, cùng với đó là một số bài tập tiêu biểu.
Thông qua bài giảng, cô Trần Thị Vân Anh cũng điểm qua mười bài tập cơ bản về chính tả. Tin rằng đây sẽ là video vô cùng hữu ích để cha mẹ tham khảo và giúp con luyện tập.
>> Cha mẹ tham khảo các bài giảng học thử MIỄN PHÍ môn Tiếng Việt cùng cô Vân Anh tại: https://hocmai.link/Bai-giang-TV-co-Van-Anh