Cách để cha mẹ không cần nhắc nhở, con vẫn tự giác học

0
3398

Xây dựng cho con ý thức tự giác là một quá trình rèn luyện. Tuy nhiên, ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ đã có thói quen nhắc nhở con học hành, kèm con từng chút để mong con tiến bộ nhanh hơn và từ đó khiến con ỷ lại vào cha mẹ. Việc cha mẹ liên tục nhắc nhở, kèm cặp con khiến con mất đi sự chủ động trong học tập dẫn đến tình trạng con không tự giác học và không chủ động trong việc học. 

Nhắc nhở con liên tục để con học chăm hơn 

Có câu “điều gì quá cũng không tốt”, nhiều cha mẹ không biết rằng, càng giục giã con học, càng quát mắng càng khiến con không có sự tự giác trong học tập, việc bị “ép” ngồi vào bàn học khi các con chưa sẵn sàng cũng khiến cho các con dễ sinh tâm lý uất ức.

Chị Ngọc Anh, phụ huynh có con học lớp 3 tại Hà Nội chia sẻ: “Con mình càng lớn thì càng vô cùng lười học, nếu mình không nhắc con học thì con sẽ chơi điện tử hoặc trốn đi tụ tập với bạn bè chứ không tự giác làm bài tập về nhà khiến gia đình mình rất đau đầu. Nếu con có ngồi vào bàn học mà không có cha mẹ kèm thì cũng chỉ được vài dòng là con bắt đầu nghịch ngợm chứ không tập trung học. Mỗi tối, mình tốn rất nhiều thời gian và công sức để ngồi kèm con học.

Tình trạng của chị Ngọc Anh cũng là tình trạng chung của rất nhiều bậc phụ huynh có con học Tiểu học hiện nay. Nhiều cha mẹ đau đầu vì nhắc con học, kèm con mỗi ngày nên thường tìm đến gia sư, dạy kèm, học thêm để con tiến bộ mà vẫn uốn nắn được việc học của con.

Cha mẹ nhắc nhở quá nhiều khiến con áp lực.

Vậy nhưng việc này có thực sự đem lại hiệu quả hay đôi khi sẽ mang lại hệ lụy không nhỏ cho cả cha mẹ và các con? Đầu tiên khi cha mẹ cứ liên tục nhắc nhở, đốc thúc con học sẽ khiến con “nhờn”, lời nói của cha mẹ mất đi giá trị trong mắt con. Nếu lời nói của cha mẹ có trọng lượng thì chỉ cần nói một lần là con thực hiện ngay nhưng nếu nhắc nhiều lần mà con vẫn ngồi ỳ ra xem phim, chơi điện tử thì có thể con vẫn chưa được uốn nắn đúng hướng.

Ngoài ra, nhiều cha mẹ có thói quen nhắc con do lo lắng cho con. Cha mẹ khi thấy con lười học thì lo lắng con bị cô phạt, không theo kịp các bạn cùng lớp; thấy các bạn cùng khóa con học chăm chỉ, kết quả tốt thì lo lắng con không theo kịp, con kém hơn bạn bè. Cha mẹ thấy con làm sai nhiều, lười học, có một lỗi mà mãi không sửa thì liên tục nhắc nhở. Khi con ở lứa tuổi tiểu học, thói quen này có thể con vẫn chưa có sự chống đối nhưng đến cấp học cao hơn, con sẽ khó chịu vì những lời nhắc vì con cảm thấy bị giám sát, không có tự do. Vậy giải pháp nào cho cha mẹ khi rơi vào tình trạng trên?

 

Cách để cha mẹ không nhắc nhở, con tự giác học tập

Đầu tiên, việc thay đổi cách học cũng như phương pháp học hay thói quen của một đứa trẻ là rất khó, cần thời gian, quá trình và sự kiên trì nhất định, cha mẹ nên có lòng tin cũng như chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, đặc biệt với những cha mẹ có con hơi “bướng”, lỳ lợm và lười học. 

Bước đầu tiên cho cha mẹ để có thể giúp con tự giác học tập đó là sắp xếp cho cuộc sống của con đi vào quy củ và giảm bớt sự kì vọng của bố mẹ lại. Dù gì, con cũng chỉ là một đứa trẻ, con không thể ngày một ngày hai trở thành đứa trẻ hoàn hảo được, cha mẹ hãy dần dần từng bước dạy con để con tiến bộ hơn. Đặc biệt, cha mẹ cho con lựa chọn thay vì nhắc con làm. Ví dụ như cha mẹ cho con chọn mẹ đếm đến 5 hay 10 thì con sẽ bắt đầu học bài. 

Bước thứ hai, cha mẹ hãy cho con thời gian để hình thành thói quen học tập, lên kế hoạch cùng con học tập: thời gian này con học môn gì, hoàn thành trong bao lâu, môn học nào và hướng dẫn con học theo kế hoạch,… Trong quá trình này, cha mẹ cần có sự động viên qua việc khen ngợi, kể chuyện, trò chơi,…, hạn chế la mắng con nhưng có thể đưa ra một vài hình phạt để nhắc nhở con. Bên cạnh đó, cha mẹ nên làm một bảng nội quy nhỏ để khích lệ con, nếu con hoàn thành tốt sẽ được thưởng, lâu dần sẽ giúp con thay đổi và có động lực học tập.

Cùng con lên kế hoạch giúp con học tập tốt hơn.

Bước cuối cùng, cha mẹ nên theo dõi kết quả học tập của con và giúp con cải thiện những môn học và phần kiến thức con còn yếu. Cha mẹ cần đặt ra mục tiêu 1 tháng,  tháng thì con sẽ tiến bộ được. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tìm cho con một lộ trình học tập phù hợp với lực học của con thay vì đưa con đến các lớp học thêm. 

Cha mẹ tham khảo Chương trình Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh Tiểu học. Với hai khóa trang bị kiến thức và Ôn luyện giúp con nắm chắc kiến thức và kỹ năng, giúp con học tập tiến bộ hơn. Cha mẹ đăng kí học thử MIỄN PHÍ Chương trình Học tốt 2020 – 2021 TẠI ĐÂY.