Cách viết bài văn nghị luận xã hội trong đề thi vào 10

0
59653

Để ghi trọn điểm phần nghị luận xã hội trong đề thi vào 10 môn Ngữ văn, học sinh lớp 9 hãy tham khảo ngay kỹ năng viết văn do thầy Nguyễn Phi Hùng hướng dẫn.

Trong cấu trúc đề thi vào 10 môn Ngữ văn, câu nghị luận xã hội thường chiếm từ 2-3 điểm trong tổng số 10 điểm của đề thi, nghĩa là chiếm khoảng 20 – 30% trọng số điểm. Do vậy để bài văn nghị luận xã hội thực sự thuyết phục người đọc và đạt điểm cao thì học sinh lớp 9 cần nắm vững các kỹ năng viết và trình bày bài văn, đoạn văn.

Dưới đây là những hướng dẫn của thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Học sinh xem ngay và luyện đề thường xuyên để rèn thành thạo kỹ năng viết bài.

Dấu hiệu nhận biết câu nghị luận xã hội trong các đề thi

Vị trí trong đề thi: Tùy theo cấu trúc đề thi của từng tỉnh/ thành phố thì câu nghị luận xã hội sẽ xuất hiện ở vị trí khác nhau. Thường đề thi được chia làm 2 phần là phần đọc hiểu văn bản và phần Tập làm văn, câu nghị luận xã hội sẽ xuất hiện ở ngay trong phần đọc hiểu với một yêu cầu đi kèm. Hoặc nó sẽ đứng độc lập là một phần riêng rẽ mà không liên quan đến phần đọc hiểu.

Theo đó yếu tố nhận biết này là một kỹ năng rất quan trọng vì nó sẽ giúp học sinh làm bài đúng yêu cầu của đề thi, tránh bị nhầm lẫn dẫn đến bị mất điểm đáng tiếc ở dạng bài này vì trọng số điểm của nó là tương đối cao.

HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Phần nghị luận xã hội thường chiếm 2- 3 điểm trong cấu trúc đề thi vào 10

Các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp trong đề thi vào 10

Thầy Hùng định hướng: “Tùy theo tiêu chí và yêu cầu về hình thức của đề thi mà sẽ có các dạng bài nghị luận xã hội khác nhau. Đó có thể là dạng viết bài văn nghị luận xã hội – nghĩa là ở phần này các em sẽ phải triển khai thành một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần là mở bài – thân bài – kết bài. Riêng phần thân bài phải được tách thành các đoạn văn nhỏ. Còn với đề yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội thì vẫn phải đảm bảo được cấu trúc 3 phần với các luận điểm rõ ràng. Đặc biệt thầy lưu ý các em là dạng bài nghị luận xã hội thì chỉ nên viết ngắn gọn trong một mặt của tờ giấy thi hoặc dung lượng dao động từ 12 – 15 câu, điều này vừa đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của đề vừa có thể giúp các em phân bố thời gian hợp lý để làm các câu khác trong đề thi.”

Theo yêu cầu về nội dung sẽ có dạng bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học. Do vậy việc xác định, phân loại được dạng bài văn nghị luận xã hội nhằm mục đích đưa ra cách làm bài sao cho phù hợp nhất và đúng với yêu cầu của đề bài, đạt điểm cao tuyệt đối.

 

Cách viết bài văn nghị luận xã hội

Một trong những kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất khi làm bài văn nghị luận xã hội đó là phải tìm hiểu đề, vì điều này sẽ giúp học sinh xác định được vấn đề cần nghị luận.

Thường các vấn đề cần nghị luận sẽ không được nêu trực tiếp mà nêu gián tiếp thông qua một lời nhận định như một câu danh ngôn, tục ngữ hoặc một câu nói hàm súc. Do vậy học sinh cần phải tìm hiểu nội dung của câu nói ấy để rút ra vấn đề cần nghị luận. Bên cạnh đó vấn đề nghị luận có thể được nêu ra dưới dạng câu chuyện ngắn nên khi đọc đề học sinh cần phải đọc kỹ và chú ý đến các từ khóa để xác định đúng vấn đề, tránh bị nhầm lẫn, sai đề.

Sau bước xác định vấn đề thì bước xác định phạm vi nghị luận cũng rất quan trọng vì điều này sẽ giúp học sinh không bị lạc đề, tránh lan man sang các yếu tố không cần thiết.

Cụ thể: “Nếu như đề yêu cầu nêu ý kiến của em về sức mạnh của tình yêu thương thì các em chỉ cần tập trung sâu và kỹ vào vấn đề sức mạnh của tình yêu thương thôi, tránh lan man sang các khía cạnh khác như biểu hiện của tình yêu thương hay vai trò của tình yêu thương để bài viết được đúng, đủ và sâu sắc.” – thầy Hùng nhấn mạnh.

Không chỉ riêng với bài văn nghị luận xã hội mà trong tất cả các dạng bài tập làm văn nói chung học sinh cần lưu ý về vai trò quan trọng của bước lập dàn ý khi làm văn. Việc lập dàn ý sẽ giúp bài văn được đảm bảo về bố cục, đi đúng chủ đề và trình bày được đầy đủ các luận điểm cần nêu.

Thầy Hùng lưu ý học sinh khi viết bài văn nghị luận cần thể hiện quan điểm rõ ràng

Đặc biệt học sinh cần phải lưu ý rằng một bài văn nghị luận xã hội thực sự hấp dẫn và thuyết phục được người đọc thì người viết phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của bản thân mình. Người viết phải đưa ra được các nhận định, đánh giá khách quan và sắc bén, tư duy logic và chặt chẽ. Và để rèn được kỹ năng này thì học sinh phải đọc nhiều, viết nhiều để trau dồi khả năng của mình ngày càng tốt hơn. Trên đây là các chi sẻ cách viết bài văn nghị luận hay mà các em học sinh nên lưu ý. Hy vọng bài viết trên sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình ôn thi của các em.

Tại thời điểm này, các bạn học sinh nên sớm bước sang giai đoạn luyện đề, tạo lợi thế cho kỳ thi vào 10 sắp tới. Với mục đích giúp các em học sinh có môi trường học tập tốt, HOCMAI tiếp tục mang đến chương trình HM10 Luyện đề với 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Chương trình mang đến cho học sinh cơ hội tiếp cận và luyện tập với hệ thống đề thi chất lượng bám sát cấu trúc đề thi thật của 63 tỉnh thành trên cả nước cùng video chữa đề chi tiết của các thầy cô giỏi chuyên luyện và chấm thi TOP đầu cả nước. Bên cạnh đó, chương trình còn có phòng luyện với hơn 10.000 câu hỏi kèm hướng dẫn giải chi tiết. Đây là ngân hàng đề thi chuẩn hóa, đầy đủ duy nhất tại Việt Nam được thiết kế riêng cho học sinh thi vào 10. Qua đó, giúp học sinh lớp 9 nắm chắc dạng bài có trong cấu trúc đề thi vào 10 của tỉnh thành mình sinh sống và tự tin đạt điểm cao, chinh phục trường cấp 3 mong muốn.