Cẩm nang đạt điểm cao bài thi môn Sinh học 9

0
13498

Trong các đề thi, bài kiểm tra Sinh 9, số lượng câu hỏi thường lớn, thời gian làm bài ngắn và phạm vi câu hỏi trải rộng khắp chương trình học. Do vậy, để đạt điểm cao, học sinh cần nắm chắc kiến thức cũng như kĩ năng làm bài.

Cô Dương Thu Hà, giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh phương pháp học và các dạng câu hỏi trắc nghiệm trong bài viết dưới đây.

Học sinh tham khảo video chi tiết: 

Phương pháp học Sinh 9

Đối với cấu trúc đề thi vào 10, tùy theo các tỉnh khác nhau, có thể bao gồm cả kiến thức lớp 8 hoặc nằm hoàn toàn trong lớp 9. Nhưng riêng đề của Hà Nội bao gồm 20% câu hỏi nằm trong chương trình lớp 8 và 80% câu hỏi nằm trong chương trình lớp 9. Càng hỏi rộng thì nhược điểm lớn nhất của các bạn học sinh là sẽ bị nhầm lẫn. Vậy để đạt được kết quả cao, trước hết học sinh cần trau dồi cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc.

Học sinh nên sử dụng phương pháp học theo ba bước: 

  • Bước 1: Chuẩn bị bài học thật kĩ. Ví dụ, buổi học ngày mai học về ADN thì buổi tối hôm nay nên đọc trước bài và note ra những câu hỏi cảm thấy khó hiểu
  • Bước 2: Tập trung nghe thầy cô giảng. Lắng nghe xem mình đã giải đáp được hết thắc mắc chưa, nếu chưa thì cuối giờ có thể đặt câu hỏi và nhờ thầy cô giải đáp.
  • Bước 3: Về nhà cần ôn tập, củng cố kiến thức, sưu tầm thêm các video bài giảng, tài liệu,…

Một trong những phương pháp học hiệu quả nhất là sử dụng sơ đồ tư duy. Đặc điểm của đề thi trắc nghiệm đó là kiến thức vừa có cơ bản, phủ rộng, lại vừa có những câu hỏi liên quan đến thực tế và kèm theo các câu hỏi nâng cao. Do vậy, học sinh nên bám sát sách giáo khoa để vẽ sơ đồ tư duy theo từng đơn vị kiến thức.

Cô Hà hệ thống kiến thức phần di truyền và biến dị

Các dạng câu hỏi trắc nghiệm

Cô Hà chia sẻ: “Học sinh nên chủ động tìm các tài liệu trên mạng, các khóa học, đề thi,… có câu hỏi trắc nghiệm để luyện tập và quen dần với cách làm bài.”. Khi làm bài thi, học sinh có thể sử dụng các phương pháp và kĩ năng trong từng dạng bài như sau:

  • Phương án loại trừ: dựa vào thông tin mà chúng ta đã biết để loại trừ đi các phương án gây nhiễu.
  • Điền thông tin: dạng câu hỏi này khá dài nhưng không quá khó, học sinh có thể bình tĩnh phân tích và sử dụng kĩ thuật “nhìn đầu nhìn cuối”
  • Chú thích hình: tóm lược ý chính của câu hỏi và chú ý đến đặc trưng của hình vẽ.
  • Xâu chuỗi sự kiện: dạng câu hỏi này nhìn qua rất dài và phức tạp, nhưng học sinh có thể để ý đến những phần giống nhau của câu trả lời để bỏ qua.
  • Nối cột: tương tự như dạng bài trên, học sinh cũng áp dụng được cách loại trừ và các điểm giống, khác nhau giữa các câu trả lời.
  • Đếm số phát biểu: dạng bài khó, cần tỉnh táo bởi chỉ sai 1 ý đã dẫn đến sai cả câu.

Cô Hà lấy ví dụ về dạng câu đếm số phát biểu

Nhằm giúp học sinh chuẩn bị toàn diện các môn học quan trọng trong năm học cuối cấp và chủ động trước kì thi vào 10, HOCMAI tiếp tục triển khai Chương trình Học tốt 2019-2020. Khóa học là giải pháp giúp phụ huynh và học sinh xóa đi nỗi lo tìm lớp học thêm hè, học sinh được học với các thầy cô nổi tiếng, nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, cung cấp lộ trình học tập hệ thống bài tập tự luyện phong phú.

>>> Đăng kí HỌC THỬ MIỄN PHÍ Chương trình Học tốt ngay tại đây: http://bit.ly/hoc_tot_sinh_9

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!