Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 51
Đề bài: “Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương bộc lộ những đức tính gì?”
Hướng dẫn giải:
Hoàn cảnh truyện |
Các phẩm chất của nhân vật Vũ Nương |
Khi Vũ Nương lấy chồng | Thể hiện sự hiền thục, nết na, luôn ý thực giữ gìn khuôn phép để vợ chồng không bao giờ rơi vào cảnh bất hòa. |
Khi Vũ nương tiễn chồng đi lính | Vũ nương đã thể hiện tình thương yêu chồng, hứa hẹn sự thủy chung dành cho chồng:
+ Lời dặn dò của Vũ Nương: Không mong muốn phải được quan to chức lớn, đeo ấn phong hầu trở về mà chỉ mong có được hai chữ bình yên. + Vũ Nương sửa soạn, chuẩn bị áo rét gửi người ải xa, thổn thức tâm tình thương người ở nơi đất thú. |
Trong quãng thời gian xa chồng | – Thể hiện sự đảm đang: một mình Vũ Nương lo toan, gánh vác mọi việc trong gia đình.
– Thể hiện sự hiếu thảo: + Chăm sóc mẹ chồng một cách tận tình + Luôn động viên mẹ chồng bằng lời nói nhẹ nhàng, ngọt ngào + Một mình lo chuyện ma chay, tế lễ như với cha mẹ đẻ |
Trong thời gian khi chồng trở về | – Vũ Nương rất mực thủy chung với chồng qua lời thanh minh, :
+ Không hề có ý định bén gót đến nơi ngõ liễu tường hoa + Không có tâm trí nghĩ tới việc tô son điểm phấn, chăm lo làm đẹp + Giữ gìn một tiết trong thời gian 3 năm chồng trinh chiến |
Khi Vũ Nương tự vẫn ở sông Hoàng Giang | – Qua lời than vãn, kêu trời, độc thoại của Vũ Nương ở sông Hoàng Giang, nàng càng tỏ rõ sự thủy chung, tấm lòng son sắt và trinh bạch của mình:
+ Nếu đoan trang giữ tiết thì xin được làm ngọc Mị Nương và cỏ Ngu mĩ. + Nếu lừa chồng dối con thì xin làm cơm cho diều quạ, chịu khắp mọi người phỉ nhổ. |
Khi trò chuyện với Phan Lang | – Một lòng một dạ thương nhớ chồng con: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa”. |
Khi trở về ở cuối truyện | – Giàu lòng vị tha: Dù bị chồng đẩy đến cái chết nhưng nàng vẫn nói lời “đa tạ tình chàng”. |
Tham khảo thêm:
Phân tích chuyện người con gái Nam Xương
Câu 1 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1 – trang 51