Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 51

0
302
soan-van-9

Câu 3 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 51

Đề bài: Tại sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó các em đưa ra cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Hướng dẫn giải:

  • Trả lời ngắn gọn:

– Những nguyên nhân khiến cho Vũ Nương phải chịu oan khuất vì một số nguyên nhân sau:

+ Do những câu nói ngây thơ của bé Đản khi gặp Trương Sinh

+ Do sự gia trưởng, vũ phu và bản tính nóng nảy của Trương Sinh.

+ Do chiến tranh phi nghĩa của thời phong kiến chia cắt vợ chồng Trương Sinh – Vũ Nương

+ Do xã hội phong kiến đề cao nam quyền bất công cho người phụ nữ

+ Do một phần vì cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.

– Trước số phận đầu thương cảm của Vũ Nương bao nhiêu, chúng ta lại càng cảm thấy căm ghét chế độ phong kiến chà đạp lên thân phận của những người phụ nữ bấy nhiêu.

 

  • Trả lời chi tiết:

Vũ Nương phải chịu cái chết oan khuất và đầy tủi hổ vì những nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp như sau:

– Với các nguyên nhân nhân gián tiếp:

Chiến tranh phi nghĩa thời kỳ phong kiến
Chế độ phong kiến cũ trọng nam khinh nữ
Cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa Trương Sinh và Vũ Nương (Trương Sinh: “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” nhưng lời nói của Vũ Nương lại là: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”).

– Những nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của Vũ Nương

Do lấy phải người chồng chồng vô học hay ghen, đa nghi và bản tính gia trưởng, độc đoán. Trương Sinh đã không đủ sự bình tĩnh để phân tích, đánh giá sự việc theo nhiều khía cạnh và bỏ ngoài tai những lời giải thích của Vũ Nương. Bên cạnh đó, Trương Sinh còn không tin tưởng cả những sự bênh vực từ các nhân nhân chứng và cũng nhất quyết không chịu để Vũ Nương được giải thích ngọn nghẽ sự tình khiến cho nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao. Trương Sinh đã trở thành một người chồng vũ phu, thô bạo khi “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi” từ đó trực tiếp dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

Một phần nguyên nhân của sự việc xuất phát từ lời nói đầy ngây thơ của bé Đản mặc dù lời nói chứa đầy những dữ kiện đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của Đản khi thấy mình có tận hai người cha, một người biết nói và một người lúc nào cũng “chỉ nín thin thít”. Khi bị gạn hỏi, Đản nói thêm câu nói: “một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Chính chi tiết này như đổ thêm dầu vào lửa khiên cho Trương Sinh ngày một mất bình tĩnh, không hề suy nghĩ đến việc phân tích các khía cạnh từ câu nói của con.

 

Tham khảo thêm:

Phân tích chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1 – trang 51

Câu 2 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 – trang 51