Đó là câu hỏi đã khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh đau đầu tìm giải pháp. Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình chăm chỉ học hành, đạt điểm số cao, nhưng không phải con cái nào cũng có ý thức tự giác học hành như cha mẹ mong muốn.
Lo lắng, sốt ruột khi thấy con lười học
Chị Nguyễn Đan Phương, phụ huynh có con đang học lớp 7 (Hà Nội) chia sẻ: “Con lười học lắm, về đến nhà là chỉ cắm đầu vào điện thoại, tivi. Đến cái tuổi này lại bắt đầu ương bướng, khó bảo hơn ngày bé nữa. Có lần con viện cớ nói dối không có bài tập về nhà, sau đó bị mẹ phát hiện thì ngay lập tức to tiếng cãi lại rồi bỏ vào phòng riêng khóa trái cửa. Thật sự nhiều lúc mình không biết phải làm thế nào nữa”
Hay chị Vũ Lan Anh, có 2 con trai đang học lớp 6 và lớp 8 (Cầu Giấy) than phiền: “Ở lớp học thành thích đã thua kém các bạn khác rồi, mà về nhà bố mẹ phải nhắc nhở liên tục cả 2 đứa mới chịu ngồi vào bàn học. Thế nhưng nếu mình mải làm công việc khác, lơ đi một lúc thôi là đâu vào lại đấy”.
Lo lắng, sốt ruột đều là những tâm trạng chung của các bậc phụ huynh khi thấy con cái không tự giác học. Buồn phiền vì điểm số con thua kém bạn bè, lại đau đầu vì về nhà con tìm mọi cách để trì hoãn việc ngồi vào bàn học. Tại sao con lại có thái độ như vậy?
Một trong những lí do của việc con lười học là bởi thói quen tự giác vốn dĩ không được rèn luyện đúng cách từ lúc bé. Cuộc sống thường nhật với những mối lo cơm áo, nhiều cha mẹ ít quan tâm tới việc học hành của con cũng là điều không quá hiếm gặp. Phụ huynh bận rộn nên không tập cho con học như một thói quen từ bé, dễ khiến con khi lớn không tự giác học. Dần dà, trong suy nghĩ của con, việc ‘“học” không được hình thành như một thói quen mà giống nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành hơn.
Bên cạnh đó, mỗi khi điểm số trên lớp của con không tốt đều hay bị cha mẹ la mắng, chê bai, khiến con nảy sinh cảm giác chán ghét, nản chí đối với việc học tập. Việc học theo cách thức truyền thống cũng lặp đi lặp lại mỗi ngày, dễ gây nhàm chán, chưa khơi gợi được sự hứng thú đối với con.
Vậy phải làm sao để con tự giác học? Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ phải kiên nhẫn, thấu hiểu để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với con.
Cha mẹ cần thấu hiểu và đồng hành cùng con trong học tập
Điều đầu tiên chính là cha mẹ hãy ngừng việc tạo áp lực thành tích cho con cái. Cha mẹ không nên chỉ tập trung vào điểm số rồi thúc giục con rằng: “Hãy đi học bài đi” như một hành động bắt buộc mỗi ngày. Cũng đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần về những bài kiểm tra điểm kém của con. Thay vào đó, hãy cố gắng cảm thông vì điểm kém không chỉ khiến mỗi cha mẹ buồn, mà bản thân con cũng đã rất buồn rồi. Hãy cùng con tìm hiểu nguyên nhân vì sao bị điểm kém và giải pháp khắc phục.
Ngoài ra, so sánh thành tích học tập với “con nhà người ta” là cách thức mà nhiều phụ huynh áp dụng để nắm bắt, đánh giá trình độ của con. Cha mẹ hay nghĩ rằng đó sẽ là động lực cho con mình phấn đấu, nhưng chính việc làm như vậy lại vô tình khiến con tự ti vào bản thân, mặc cảm thua kém bạn bè. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, có thể con chưa tốt ở điểm này so với bạn nhưng con lại vượt trội hơn về những điểm khác. Ông Kamal Affandi Hashim – Phó chủ tịch Quỹ chống tham nhũng Malaysia đã từng lên tiếng kêu gọi các bậc phụ huynh ở nước này: “Hãy ngừng việc so sánh con của mình với những đứa trẻ khác. Điều cha mẹ cần làm là thuyết phục trẻ chấp nhận bản thân và đánh giá cao những gì mình làm được”. Việc so sánh sẽ chỉ đem tới cho con những ám ảnh tâm lý, rằng cha mẹ luôn thấy điểm tốt của các bạn khác và chỉ thấy điểm xấu của mình.
Một điều nữa đó là cha mẹ đừng nhắc nhở con ngồi vào bàn học. Nhiều phụ huynh sẽ nghĩ rằng không nhắc nhở thì sao mà con chịu học? Tuy nhiên, cần phải khiến con hiểu ra rằng học tập là việc của bản thân con, nếu nhắc nhở nhiều thì chính cha mẹ đã vô tình tạo cho con phản xạ chờ khi bị nhắc thì mới học bài. Cũng đừng treo thưởng cho con kiểu như “học bài xong đi rồi mẹ cho nghịch điện thoại”, “làm xong bài tập sớm mẹ thưởng tiền cho”,… Điều đó sẽ hình thành thói quen xấu cho con, khiến con thụ động trong việc học.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng, giáo viên môn Toán tại HOCMAI đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh: “Cha mẹ nên cố gắng cùng con thiết lập một thời gian biểu hợp lý theo ngày, tuần hay tháng, giúp con cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi”. Thêm vào đó, cha mẹ có thể đưa ra thỏa thuận giữa đôi bên, nếu con không thực hiện đúng theo, con sẽ phải chấp nhận chịu phạt. Còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sẽ được làm những gì con yêu thích. Cũng đừng tiếc lời khen, đừng nghĩ rằng khen ngợi sẽ khiến con kiêu căng, hãy cho con cảm nhận thấy cha mẹ hạnh phúc thế nào khi thấy con tự giác học.
Đa số các giờ học vận hành theo cách học truyền thống, dễ khiến con xao nhãng, không tập trung, mất đi sự mới mẻ trong học tập. Do vậy cha mẹ hãy lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của con xem con thích học gì, muốn học gì, học như thế nào? Hoặc có thể cùng con tìm hiểu về những lớp phụ đạo có cách thức học mới mẻ, khác với học truyền thống. Khoa học đã chứng minh rằng, việc trải nghiệm những điều mới mẻ thực sự giúp kích thích não bộ của bạn. Biết đâu, chỉ việc thay đổi cách thức thôi lại giúp con khơi gợi được niềm vui trong học tập mà lâu nay không có.
Hiện nay, Hệ thống Giáo dục HOCMAI đang triển khai “Chương trình Master học hè lớp 6-9: Học tương tác online cùng giáo viên”. Lộ trình học tập chương trình được xây dựng bài bản, toàn diện với mục tiêu giúp học sinh cải thiện cả thái độ học tập lẫn kết quả học tập. Học sinh sẽ dần hình thành tinh thần tự học, tự chủ kế hoạch học tập của bản thân. Bên cạnh đó có cố vấn học tập kèm cặp trực tiếp theo hình thức 1:1, giáo viên vừa là thầy, vừa là bạn. Qua đó khơi gợi hứng thú và yêu thích của học sinh đối với việc học của mình. Mọi thắc mắc liên quan đến chương trình học, bậc cha mẹ và các em học sinh có thể tìm hiểu và liên hệ trên fanpage “Chương trình Master học hè lớp 6-9: Học tương tác online cùng giáo viên” để được giải đáp nhanh chóng, tận tình.
>>> Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 0936 5858 12 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!