Chuyên đề toán: Biểu thức có chứa chữ – các tính chất và ví dụ dễ hiểu

0
6936

Học sinh bắt đầu làm quen với phép toán chứa chữ ở lớp 4. Trong đó, ta chia làm hai dạng bài tập chính: Biểu thức chứa hai chữ và biểu thức chứa ba chữ.

Bài toán về biểu thức chứa chữ là nội dung rất điển hình và thường gặp trong môn toán mà sau này, sẽ phát triển thành các bài tập tìm x, bài tập chứa ẩn,… Tuy nhiên, với học sinh Tiểu học, các con cần làm quen từ từ và trực quan để hiểu được bản chất phép toán. Mời cha mẹ và học sinh hãy cùng theo dõi bài giảng của cô Mai Quỳnh (Hocmai.vn) về chuyên đề toán: Biểu thức chứa chữ, giúp con hình dung và làm bài dễ dàng hơn nhé!

1 – Thế nào là biểu thức chứa chữ?

Trong môn Toán lớp 4, học sinh được làm quen với hai dạng toán về biểu thức chứa chữ: biểu thức chứa hai chữbiểu thức chứa ba chữ. Để học sinh nắmđược bản chất của các khái niệm này, cô Mai Quỳnh đã minh họa qua ví dụ trực quan sau:

A. Biểu thức chứa hai chữ

Ví dụ 1: Hai anh em cùng câu cá, số cá của hai anh em thu được có thể là:


Số cá của anh

Số cá của em Tổng số cá của hai anh em


2

2 4
0 1


1

3 2


5


a b


a + b

 

  • Để biểu thị cho số cá anh có thể câu được, ta gọi là a (do ta chưa biết cụ thể anh câu được bao nhiêu cá); tương tự số cá của em câu được kí hiệu là b.
  • ab là đại diện cho SỐ cá anh và em câu được nên ta có tổng số cá hai anh em câu được là a + b

– Ta gọi a + b là một biểu thức chứa hai chữ.
Với mỗi giá trị ab khác nhau, ta thu được giá trị của phép tính là khác nhau.

– Nếu a ứng với giá trị là 2 con, b ứng với giá trị là 2 con
=> tổng số cá của hai anh em là a + b = 2 + 2 = 4.

B. Biểu thức có chứa ba chữ

An, Bình, Cường cùng đi câu cá. Số cá mà ba người có thể câu được là:


An

Bình Cường


Tổng số cá của ba người


2

2 1


5


0

1 5

6


3

2 2

7




a

b c


a + b + c

 

=> Tương tự ví dụ 1, ta có:
Để biểu thị cho số cá An câu được, ta gọi là a.
Để biểu thị cho số cá Bình câu được, ta gọi là b.
Để biểu thị cho số cá Cường câu được, ta gọi là c.
Tổng số cá ba người câu được là: a + b + c.

– Ta gọi a + b + c là một biểu thức chứa ba chữ (a , b , c).
Với mỗi giá trị khác nhau của a, b, c thì ta thu được giá trị phép tính là khác nhau.

Kết luận: Khi ta cần thực hiện tính toán với các đại lượng chưa xác định, ta có thể đại diện các số chưa biết bằng một chữ, khi đó ta được biểu thức chứa chữ.

Cô Mai Quỳnh (Hocmai.vn) hướng dẫn học sinh ôn tập chuyên đề biểu thức chứa chữ

Mời cha mẹ và học sinh tham khảo video bài giảng tại https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/57846/bai-02-bieu-thuc-co-chua-chu.html

2 – Các tính chất của biểu thức chứa chữ

Tính chất 1:  Với một biểu thức có chứa chữ, mỗi chữ có mặt trong biểu thức đóng vai trò là một phần của phép tính.
+ Trong phép cộng, chữ có thể đóng vai trò là số hạng.
+ Trong phép trừ, chữ có thể đóng vai trò là số bị trừ hoặc số trừ.
+ Trong phép nhân, chữ có thể đóng vai trò là thừa số.
+ Trong phép chia, chữ có thể đóng vai trò là số bị chia hoặc số chia.

Tính chất 2: Mọi tính chất của phép tính với số tự nhiên luôn đúng trong một biểu thức có chứa chữ.
+ Tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a
+ Tính chất kết hợp của phép cộng: (a + b) + c = a + (b + c)

3 – Bài tập minh họa về biểu thức chứa chữ

Bài 1: Viết các giá trị thích hợp vào ô trống

a 8 15 25 70
b 2 3 5 10
a + b
a – b
a x b
a : b

 

Bài làm:


a

8 15 25 70


b

2 3 5 10


a + b

10 18 30 80
a – b 6 12 20


60

a x b 16 45 125


700

a : b 4 5 5


7

 

Bài 2: Cho biết m = 10, n = 5 và p = 2. Tính giá trị các biểu thức:
a, m + n + p
b, m + (n + p)
c, m + n x p
d, (m + n) x p

Bài làm:
a, Thay m = 10, n = 5 và p = 2 vào biểu thức, ta có:
m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17

b, Thay m = 10, n = 5 và p = 2 vào biểu thức, ta có:
m + (n + p) = 10 + (5+2) = 17

c, Thay m = 10, n = 5 và p = 2 vào biểu thức, ta có:
m + n x p =  10 + 5 x 2 = 20

d, Thay m = 10, n = 5 và p = 2 vào biểu thức, ta có:
(m + n) x p = (10 + 5) x 2 = 30

Bài toán về biểu thức chứa chữ sẽ còn gặp lại ở các lớp trên, phức tạp hơn và trìu tượng hơn. Tuy nhiên, chỉ cần hiểu rõ bản chất và tính toán cẩn thận, tin rằng con sẽ không cảm thấy khó khăn với dạng bài này đâu!

Để con học tập và ôn luyện toàn diện hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo Chương trình Học Tốt: Các khóa học được xây dựng sát Chương trình chuẩn của Bộ Giáo Dục, đa dạng theo năng lực học của con. Phụ huynh sẽ được nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí về khóa học ngay tại đây nhé!