Cô Dương Thu Hà hướng dẫn làm sơ đồ tư duy môn sinh học lớp 9

0
28479

 Học sinh ngày nay đối mặt với rất nhiều áp lực trong học tập và thi cử. Các em học quá nhiều môn học, trong mỗi môn lại có quá nhiều kiến thức loằng ngoằng khiến các em không khỏi bị nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức.

  1.  Tại sao cần phương pháp sơ đồ tư duy?

Cô biết các em rất cố gắng, nỗ lực nhưng áp lực khiến đôi khi các em cảm thấy stress.

Cô Dương Thu Hà chia sẻ bí quyết học môn Sinh.

Để giúp các em học sinh có thể học tập nhanh gọn và thông minh hơn. Cô sẽ hướng dẫn các em cách đơn giản hoá vấn đề hơn, vừa học vừa sáng tạo theo cách mà mình muốn bằng sơ đồ tư duy. Cô chắc chắn rằng, nếu một lớp có 40 bạn, mỗi bạn vẽ một sơ đồ tư duy thì cả lớp sẽ có 40 bản khác nhau, phong phú, độc đáo theo cách của riêng mình, quan trọng nhất là đơn giản hoá và sâu chuỗi được kiến thức chúng ta đã học.

2. Các bước làm sơ đồ tư duy môn sinh học 

Giờ cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập phần SINH THÁI HỌC bằng sơ đồ tư duy để ôn tập một cách nhanh nhất nhé:

Chuẩn bị: Giấy a4, bút màu, trí tưởng tượng và liên kết các đơn vị kiến thức

Bước 1: Các em nên tự đọc trước chuyên đề trong sách giáo khoa để nắm được kiến thức cốt lõi, nền tảng và không quên gạch chân dưới các từ khóa. Tự lập cho mình thói quen ghi nhớ các từ khóa để bắt đầu diễn đạt một chủ đề

Bước 2: Vẽ từ khóa TRUNG TÂM của chuyên đề.

Các em sử dụng tờ giấy trắng A4 không kẻ ô, đặt ngang để có không gian rộng lớn để triển khai những ý nhỏ, sử dụng màu sắc, hình ảnh, kênh chữ, kênh hình để nổi bật vấn đề trung tâm của SĐTD.

Chuyên đề liên quan đến môi trường sống, cá thể, quần thể, quần xã, sinh thái học và sinh quyển. Vấn đề nổi bật trọng tâm của chuyên đề chính là Sinh thái học – Các em sẽ đặt từ khóa ở chính giữa trang giấy, sử dụng từ khóa SINH THÁI HỌC, kết hợp với hình ảnh về một hệ sinh thái làm nổi bật vấn đề trọng tâm.

>>> Xem thêm : Tháng 3: Cha mẹ sẵn sàng “trực chiến” cùng con trước kỳ tuyển sinh vào 6

     Sơ đồ tư duy – cá thể và quần thể sinh vật

Bước 3: Vẽ các nhánh phụ cấp 1 – tương ứng với các nội dung trong chuyên đề

– Nhánh phụ được tỏa ra từ từ khóa trung tâm.

– Vẽ nhánh dày bằng các màu sắc khác nhau, tiêu đề phụ được viết bằng các chữ IN HOA trên các nhánh dày

– Các nhánh phụ được phân chia theo các hướng khác nhau để dễ dàng phân bố nội dung tương ứng

Ví dụ dưới đây, bạn học sinh sử dụng 1 màu đỏ để làm nổi bật nhánh phụ. Ta thấy, phần đầu có 2 nội dung: cá thể và quần thể sinh vật.

Sơ đồ tư duy – Quần xã sinh vật

Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2 cấp 3….

– Các em nối tiếp các nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, cấp 3 vào nhánh cấp 2

– Trên mỗi nhánh, sử dụng một từ khóa trên các đường cong mềm mại, uyển chuyển, dễ nhớ.

– Nên sử dụng từ viết tắt, biểu tượng để thay những câu từ dài dòng kiểu: Rằng, thì, mà là.

– Thời gian bắt đầu học một chuyên đề, các em chỉ sử dụng các nhánh cấp 1, cấp 2, để có một cái nhìn tổng quan về chuyên đề. Sau thời gian học kĩ chuyên đề các em có thể bổ sung, làm dày, phong phú thêm chuyên đề bằng cách không ngừng bổ sung vào các nhánh cấp 3, thậm chí cấp 4, cấp 5….

Bước 5: Luôn sử dụng các hình ảnh trong Sơ đồ tư duy

Việc sử dụng hình ảnh, màu sắc giúp các thông tin được lưu giữ lâu hơn trong não bộ chúng ta. Các em đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì các em nghĩ, các em tưởng tượng, đôi khi càng hài hước khiến các em càng ấn tượng càng nhớ lâu hơn.

  Sơ đồ tư duy  – Hệ sinh thái

* Lưu ý khi sử dụng Sơ đồ tư duy:

  • Luôn dùng chữ in để viết các từ khóa
  • Sử dụng màu sắc, hình ảnh để thể hiện nội dung
  • Khồng cần phải tẩy xóa, dù cho là trông ngu ngốc và ngớ ngẩn nhất vì sơ đồ tư duy không có đúng sai mà là cách học, hiểu, ghi chép theo các rất riêng của các em

Có thể các em nghĩ rằng học với sơ đồ tư duy mất nhiều thời gian, các em không có khả năng sáng tạo, liên tưởng hay vẽ cực xấu. Tuy nghiên, tiền năng sáng tạo, tư duy của mỗi bạn là vô tận. Các em hãy thử bắt tay với một chuyên đề lý thuyết sinh học bất kì sẽ cảm nhận được sự khác biệt, điều này càng trở nên hữu ích hơn khi ngày thi đang cận kề, chỉ cần mở cẩm nang sơ đồ tư duy do chính bạn thiết kế nên, tất cả những kiến thức nó sẽ ùa về nguyên vẹn và đầy đủ chăc chắn sẽ làm các em vững tâm hơn khi bước vào phòng thi!

Chúc các em học sinh ôn tập thật tốt với phương pháp sơ đồ tư duy và đạt kết quả cao trong kỳ thi học kỳ II này nhé!

Ngay từ hôm nay hãy ôn tập thật kỹ và theo dõi fanpage Hocmai.vn THCS để cập nhật những thông tin, bài giảng hướng dẫn của thầy cô cũng như theo dõi website Hocmai.vn để cập nhật các khoá học bổ ích các bạn nhé!

>>> Xem thêm: Mừng sinh nhật HOCMAI tặng khóa học ôn thi học kỳ II từ lớp 3-9.