Con ở độ tuổi cấp 2 – khả năng tự học quyết định sự phát triển của con

0
7252

Ở cấp học THCS, con có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý cũng ảnh hưởng lớn việc học nếu không có định hướng đúng đắn từ cha mẹ. Vì vậy, có một phương pháp đồng hành và rèn con tự học trong giai đoạn này là yếu tố quan trọng để quyết định sự phát triển lâu dài của con. 

Nhiều bậc phụ huynh cho biết họ gặp nhiều vấn đề “dở khóc, dở cười” trong việc đồng hành cùng con học. Đặc biệt, ở lứa tuổi cấp 2 các con có nhiều thay đổi về ngoại hình, tính cách mà cha mẹ không kiểm soát được. Giống như trường hợp của bố con anh Nguyễn Hữu Minh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Con tôi năm nay lên lớp 8 bỗng trở nên bướng bỉnh hơn trước. Mỗi lần, tôi nhắc con đến giờ học bài, cháu bắt đầu cau có, thậm chí còn to tiếng cãi bố mẹ khi bị mắng vì thành tích kém. Khoảng cách giữa bố mẹ và con ngày càng lớn, tôi vẫn không biết phải làm thế nào để có thể nói chuyện với con và giúp con học tập tốt hơn.”

Cùng tình trạng trên, chị Mai (40 tuổi, Vĩnh Phúc) cho biết con gái chị đang chuẩn bị cho kỳ thi vào 10 những vẫn chưa tìm thấy được động lực học tập vì quá nhiều kiến thức chồng chéo nhau, vì tình hình dịch bệnh nên cũng không cho con đi học thêm được khiến chị vô cùng lo lắng. 

Hiểu rõ những băn khoăn của quý phụ huynh có con học cấp 2, cô Lê Thu Hà – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có những chia sẻ, gợi ý dưới đây nhằm giúp các bậc cha mẹ có thêm phương pháp giúp con tự học hiệu quả tại nhà. 

Vai trò của tự học trong việc hình thành tính chủ động của con

Vừa là một cô giáo, vừa trong vai trò của một người mẹ, cô Hà cho biết: “Ở độ tuổi dậy thì, các con cần có năng lực tự giải quyết vấn đề, nếu không khi gặp khó khăn các con sẽ bị nản chí và thường không vượt qua được. Rèn luyện từ việc học tập như tinh thần tự học, tự mày mò, khám phá cũng là cách để cha mẹ giúp con hình thành tính chủ động trong cuộc sống.”

Để con tự giác và yêu thích việc học, cha mẹ nên trò chuyện để con hiểu việc học là việc của con, đem lại những lợi ích cho chính con, mỗi người trong gia đình có một nhiệm vụ và ai cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, gieo cho con niềm yêu thích, say mê với việc học và khám phá kho tàng tri thức giúp con tự mình hào hứng với việc học

Đồng thời, nên để con chủ động tư duy, suy nghĩ, động não trước việc học, làm bài tập khó,… Cha mẹ chỉ nên gợi mở hoặc đưa ra định hướng mà không nên làm bài, nói kết quả sẵn cho con. Hãy dạy cho con cách tìm tài liệu học, cách đọc sách, tìm sách hay để đọc, cho con con đường chinh phục tri thức. Ngoài ra cha mẹ nên chơi cùng con hoặc hướng con đến các trò chơi rèn luyện tư duy như cờ vua, cờ tướng, giải câu đố,….

>>> Tham gia học thử MIỄN PHÍ toàn bộ các môn lớp 6-9 tại đây <<<

Có kế hoạch học tập, không học tùy hứng

Việc học cần phải duy trì hàng ngày vào những khung giờ nhất định. Thậm chí giờ nào học gì, học bao lâu, học thế nào, kết quả cần đạt ra sao. Không nên học tuỳ hứng, hôm nay học thế này, mai học thế khác, thích học thì học, không thì bỏ dở.

Chia sẻ kinh nghiệm đồng hành cùng con cuối cấp, chị Hà Thị Tân (Quảng Ninh) tâm sự: “Tôi thường để con lên thời gian biểu theo ngày, tuần rồi để con tự học, tự lên kế hoạch học tập, tự giác thực hiện theo mục tiêu đã đề ra. Cha mẹ không nên giúp đỡ, chuẩn bị đồ cho con đi học xong về nhà lại phải giục con làm bài tập, chỉ dẫn rồi kiểm tra lại cho con nữa. Như vậy, con sẽ ngày càng thụ động trong học tập và cuộc sống.”

Chị Tân chia sẻ phương pháp đồng hành cùng con học tập
HM10 2024 - GIẢI PHÁP LUYỆN THI TOÀN DIỆN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC - KHÔNG LO BIẾN DỘNG ĐỀ THI
  • Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
  • ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
  • TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
  • DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ưu đãi đặt chỗ sớm - Giảm đến 45%! Áp dụng cho PHHS đăng ký trong tháng này!

Theo kế hoạch đã định ra, con cần tự giác đến giờ là ngồi vào bàn học, không cần cha mẹ nhắc nhở, kiên trì và tập trung học, không để sao nhãng vào các nội dung khác. Khi tiếp nhận kiến thức phải xem đã thật sự hiểu bài chưa, nếu chưa thì cần xem lại, không được lơ mơ để hổng kiến thức.

Chọn lọc kiến thức cần thiết để học

Trong chương trình các môn học cấp THCS, lượng kiến thức rất lớn và phương tiện để tiếp cận rất đa dạng nên các con cần biết cách tiếp thu, chọn lọc và ghi nhớ các thông tin quan trọng, cần thiết, hữu ích. Khi đó con sẽ thấy việc học dễ dàng hơn mà không bị mệt mỏi, nhiễu loạn và dẫn đến việc sợ học. 

Học sinh không cần học nhiều nhưng cần tập trung khi học. Có thể tập trung học trong 30 phút thay vì ngồi 1-2 tiếng mà không hiệu quả. Khi học ở nhà hay trên lớp tập trung tiếp thu kiến thức. Sau đó tự kiểm tra lại kiến thức bằng cách ghi ra giấy hoặc đọc nhẩm lại. Ngoài ra, các con có thể nhờ cha mẹ hoặc bạn bè kiểm tra vấn đáp lại kiến thức. 

Với những chia sẻ trên đây của cô Lê Thu Hà, HOCMAI hy vọng giúp các bậc cha đang gặp khó khăn trong việc đồng hành cùng con tự học ở lứa tuổi cấp 2 sẽ tìm thấy được phương pháp phù hợp, giúp con tự học ngày một hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, để đồng hành cùng con chinh phục kiến thức cấp THCS đơn giản, hiệu quả hơn, cha mẹ có thể tham khảo Chương trình Học tốt 2021-2022 của HOCMAI. Với chu trình 4 bước HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA cùng hệ thống bài giảng phong phú, đầy đủ tất cả các môn học sẽ giúp con nhanh chóng nắm vững kiến thức cả năm học, tự tin chinh phục điểm 9,10 trong các bài thi, bài kiểm tra. Phụ huynh – học sinh đừng bỏ lỡ!

>>> Cùng con tự học, bứt phá điểm số 9,10 học kỳ II tại đây <<<