Chỉ còn hơn 5 tháng nữa, các bạn học sinh lớp 9 sẽ bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022. Do đó, ngay từ bây giờ các bạn phải khởi động, xây dựng quá trình ôn luyện của bản thân. Và một trong những nội dung ôn luyện trong giai đoạn sắp tới của các bạn là luyện đề bên cạnh việc tiếp tục học kiến thức học kì II.
Vậy cấu trúc đề thi Ngữ văn vào 10 có những điểm gì cần lưu ý và cách ôn tập như thế nào? Theo dõi những chia sẻ của thầy Nguyễn Phi Hùng trong video dưới đây nhé!
Phân tích cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10 của một số tỉnh thành
Trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi của các tỉnh thành phố trên cả nước đang dần có sự chuẩn hóa và tương đồng. Thầy Hùng sẽ điểm nhanh cấu trúc đề thi của 3 tỉnh, thành phố tiêu biểu đại diện cho 3 miền cũng là 3 dạng cấu trúc tiêu biểu và nổi bật ở đề thi Ngữ văn vào 10.
Đề thi của Sở GD&ĐT Hà Nội
Ở đề thi năm 2021 – 2022 vẫn có cấu trúc quen thuộc gồm 2 phần với 2 ngữ liệu trong sách giáo khoa và ngoài sách giáo khoa. Đề thi Ngữ văn của Hà Nội luôn có những câu hỏi nhỏ liên quan đến tác giả, tác phẩm cùng với yêu cầu viết 2 đoạn văn gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy nhiên, cấu trúc này không thực sự tiêu biểu cho đề thi của Hà Nội qua các năm. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bắt buộc phải có những thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại. Thời gian làm bài của đề năm 2021 đã được rút ngắn còn 90 phút so với 120 phút như năm 2020, theo đó số lượng câu hỏi nhỏ cũng được giảm đi khá nhiều.
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Đề thi của Sở GD&ĐT TP.HCM
Nhiều năm gần đây đề thi của TP.HCM luôn nhận được sự quan tâm của các thầy cô cũng như các bạn học sinh bởi sự đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung. Theo dõi đề thi gần nhất của TP.HCM năm 2020 có thể thấy cấu trúc khác biệt so với cấu trúc của Hà Nội.
Phần Đọc – hiểu là một phần văn bản có cả hình và chữ được trích nguyên văn từ các báo hoặc được người ra đề biên soạn lại. Phần tiếp theo đề thi yêu cầu học sinh làm bài văn về một vấn đề nghị luận xã hội. Phần nghị luận văn học, học sinh được chọn 1 trong 2 đề để phân tích. Mỗi đề là một yêu cầu khác nhau đòi hỏi học sinh phải có sự liên kết giữa các tác phẩm, có sự gắn kết giữa văn học và cuộc đời.
Đề thi của Sở GD&ĐT Nghệ An
Cấu trúc đề thi của Nghệ An là một rất quen thuộc trong hầu hết các đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 của các tỉnh, thành phố. Trong đề thi gồm có 2 phần là đọc – hiểu văn bản và làm văn. Phần đọc – hiểu là một văn bản nằm ngoài sách giáo khoa kèm theo 3 – 4 câu hỏi nhỏ.
Phần nghị luận xã hội yêu cầu viết bài văn trình bày quan điểm về một tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Các vấn đề được đưa ra khá cơ bản và quen thuộc, không mang tính đánh đố quá cao. Cuối cùng là phần nghị luận văn học với yêu cầu viết một bài văn phân tích đoạn thơ, nhân vật hay đoạn trích trong tác phẩm.
Các dạng bài trọng tâm trong đề thi Ngữ văn
Đọc hiểu văn bản (2 – 3 điểm)
- Xác định phương thức biểu đạt/thể loại.
- Giải thích từ ngữ, câu nói; nêu ý nghĩa một chi tiết trong văn bản.
- Nêu chủ đề/nội dung chính/thông điệp của văn bản.
- Nêu ý kiến/suy nghĩ của bản thân về một vấn đề thực tế gắn với nội dung văn bản.
- Các yêu cầu Tiếng Việt: về từ, cụm từ, câu, đoạn văn, các biện pháp tu từ.
Nghị luận xã hội (2 – 3 điểm)
- Hình thức: đoạn văn hoặc bài văn ngắn (từ 2/3 đến 01 trang giấy thi).
- Nội dung:
- Một tư tưởng đạo lí: về một phẩm chất, tình cảm, năng lực, hành động, ứng xử, mối quan hệ,… của con người; về vai trò của những yếu tố thiên nhiên, xã hội trong cuộc sống.
- Một hiện tượng đời sống: hiện tượng tích cực/tiêu cực gần gũi và quen thuộc với học sinh.
Nghị luận văn học (3 – 5 điểm)
- Hình thức: đoạn văn (khoảng 12 câu) hoặc bài văn.
- Nội dung:
- Một đoạn trích (thơ/truyện).
- Một nhân vật/hình tượng trong tác phẩm.
- Một chủ đề xuyên suốt tác phẩm.
- Một đặc điểm nghệ thuật nổi bật.
- Một vấn đề mang tính lí luận văn học.
Sau khi nắm được cấu trúc đề, các bạn học sinh nên tập trung vào giai đoạn luyện đề. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều đề thi tràn lan trên mạng khiến các bạn bị rối khi lựa chọn. Một bạn học sinh đã chia sẻ băn khoăn của mình về vấn đề này: “Em thấy trên mạng chia sẻ nhiều đề thi thử nhưng không biết luyện đề nào cho đúng nên em mong thầy chia sẻ thêm về cách chọn đề để tự luyện?”
Thầy Hùng chia sẻ, sắp tới là giai đoạn căng thẳng trong việc luyện đề của các bạn học sinh và các bạn có thể tiếp cận được rất nhiều đề thi từ nhiều nguồn khác nhau. Điều đầu tiên các bạn cần chú ý không nên chạy theo số lượng quá nhiều, thời điểm hiện tại các bạn vẫn cần học nốt chương trình để hoàn thiện kiến thức; do đó, có thể một tuần có thể luyện từ 1 – 2 đề. Khi đến giai đoạn nước rút (khoảng 3 tháng trước khi thi) các bạn có thể tăng số lượng đề lên khoảng 3 – 4 đề/tuần.
Trong quá trình tìm đề, chất lượng đề là yếu tố các bạn phải đặc biệt quan tâm. Một đề thi chất lượng có những đặc điểm sau: Bám sát cấu trúc đề thi cập nhật của tỉnh thành phố học sinh dự thi; nội dung bao quát được toàn bộ các đơn vị kiến thức; trình bày khoa học, rõ ràng về câu chữ, cách diễn đạt.
Và một trong những “địa chỉ” cung cấp những đề thi chất lượng mà thầy Hùng khuyên các bạn học sinh nên tìm hiểu là khóa học HM10 Luyện đề. Đề thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh của HM10 Luyện đề đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố về một đề thi chất lượng mà thầy Hùng đã chia sẻ. Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn có cơ hội khám phá ngân hàng câu hỏi với hơn 10.000 câu từ cơ bản đến nâng cao để ôn luyện và củng cố kiến thức từng môn.
>>> ĐĂNG KÝ LUYỆN THI VÀO 10 VÀ NHẬN TRỌN BỘ TÀI LIỆU ÔN THI TẠI ĐÂY <<
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ
|