Chương trình Ngữ Văn lớp 6 có rất nhiều phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng, trong đó ở học kì II học sinh đã được tìm hiểu các đơn vị kiến thức mới và nâng cao hơn. Do vậy, trong bài viết dưới đây, học sinh hãy cùng thầy Nguyễn Phi Hùng hệ thống những kiến thức trọng tâm của phần này nhé!
Hệ thống những kiến thức trọng tâm phần Tiếng việt lớp 6 học kì II
Kỳ thi cuối kỳ II sắp đến, để đạt điểm cao phần Tiếng Việt, học sinh cần nắm chắc những kiến thức trọng tâm trong học kì II này. Đối với môn Ngữ văn, thầy Hùng đánh giá về đơn vị kiến thức Tiếng Việt của Ngữ Văn lớp 6 học kì II như sau: “Chương trình Ngữ Văn lớp 6 xoay quanh hai đơn vị ngôn ngữ lớn đó là từ và câu. Trong phần từ, kiến thức trọng tâm nhất đó chính là phần kiến thức liên quan đến các biện pháp tu từ. Còn đơn vị ngôn ngữ thứ hai mà thầy cô sẽ tập trung ôn luyện cho các em trong phần Tiếng Việt đó là đơn vị kiến thức liên quan đến câu: thành phần câu, phân loại câu, câu trần thuật đơn, các dấu câu,...”
Để học sinh nắm rõ kiến thức, thầy hệ thống lại những kiến thức quan trọng thành hai phần chính đó là: Biện pháp tu từ cùng các khái niệm, phân loại cũng như cấu trúc của các biện pháp này.
Thầy Hùng hướng dẫn học sinh phần Tiếng Việt lớp 6.
Đối với biện pháp tu từ, thầy nhấn mạnh học sinh cần phải nắm được ba yếu tố chính: khái niệm, phân loại và cấu tạo. Và ở chương trình lớp 6, học sinh cần lưu ý 4 biện pháp tu từ sau: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Các biện pháp tu từ này sẽ không chỉ đi cùng các bạn trong năm học lớp 6 mà sẽ còn được gặp ở rất nhiều năm học sau này. Chính vì vậy, học sinh cần học tập phần này thật kĩ.
Về so sánh, học sinh cần nắm được định nghĩa với từ khóa là “ đối chiếu”, để dễ hiểu, học sinh có thể hình dung biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật có những nét chung, có những điểm tương đồng để làm nổi bật lên những đặc điểm khác biệt của đối tượng, đồng thời nhờ đó làm sự diễn đạt trở nên sống động, có hồn và giàu hình ảnh hơn. Có hai loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Học sinh cần nhớ cấu tạo của một biện pháp tu từ so sánh để đưa vào bài viết cũng như làm bài đọc hiểu như sau:
A + Đặc điểm so sánh + Từ so sánh + B
Các biện pháp tu từ học sinh được tìm hiểu trong năm học lớp 6.
Về nhân hóa, học sinh cũng cần nhớ khái niệm nhân hóa với từ khóa “giống như con người”, tức là với biện pháp này, người viết sẽ dùng những hành động, tính chất, trạng thái của con người để dùng cho những vật vô tri vô giác. Có 3 dạng nhân hóa: dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của người để dùng cho vật; trò chuyện với vật như trò chuyện với người và gọi tên vật như gọi tên người.
Sang ẩn dụ, thầy Hùng cho rằng biện pháp tu từ này giống như một cách thay tên đổi họ cho sư vật, hay bản chất của biện pháp này là phép so sánh ngầm giữa hai đối tượng có nét tương đồng. Ẩn dụ được chia ra thành: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Cuối cùng là biện pháp tu từ hoán dụ, nhận thấy rằng có rất nhiều học sinh nhầm lẫn không phân biệt được ẩn dụ và hoán dụ. Nếu như ẩn dụ là so sánh hai đối tượng có nét giống nhau thì hoán dụ là so sánh hai đối tượng có nét gần như nhau. Hoán dụ chia ra 4 kiểu: lấy bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa thay vật bị chứa, lấy dấu hiệu thay vật mang dấu hiệu và lấy cái cụ thể thay cái trừu tượng.
>> Phụ huynh và học sinh tham khảo các bài giảng học thử môn Ngữ văn 6 tại đây <<
Bài tập áp dụng
Trên đây chỉ là phần lý thuyết nói chung, để có thể hiểu và áp dụng được, học sinh cần làm các bài tập tự luyện để nhớ kiến thức lâu hơn. Thầy có đưa ra một số ví dụ về các dạng bài tập xác định và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ.
“ Khi gặp các dạng bài về ẩn dụ, hoán dụ thì các bạn sẽ làm theo 3 thao tác: khi đọc văn bản, học sinh cần xác định hình ảnh nào là hình ảnh ẩn dụ, tiếp đó là hình ảnh ẩn dụ ấy giúp chúng ta liên tưởng đến hình ảnh nào khác và từ đó tìm ra mối quan hệ giữa hai đối tượng ấy để tìm ra được loại ẩn dụ, hoán dụ.” Thầy chia sẻ bí kíp để học sinh có thể xác định được ẩn dụ và hoán dụ.
Tương tự, đối với câu ca dao dân gian dưới đây, thầy hướng dẫn học sinh phân biệt như sau:
“Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
Theo văn bản, hình ảnh ẩn dụ ở đây chính là mận, đào và vườn hồng, mận tượng trưng cho hình ảnh chàng trai, đào tượng trưng cho hình ảnh cô gái còn vườn hồng chính là trái tim, là tình yêu của cô gái. Đây chính là ẩn dụ về phẩm chất, bởi theo như thời xưa, không chỉ trong tình yêu, hình ảnh người con trai thường là người chủ động, vì vậy trong câu ca dao này, người “hỏi” cũng chính là người chủ động, là người con trai và ngược lại.
>> Học sinh tham khảo chi tiết video để thực hành làm thêm bài tập vận dụng:
Trên đây là phần kiến thức về Tiếng việt lớp 6 học kì II mà thầy Nguyễn Phi Hùng hệ thống lại giúp học sinh có cái nhìn bước đầu về phần kiến thức này. Đồng thời, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là kì II kết thúc, nếu các em vẫn còn chưa tự tin với kiến thức môn Ngữ Văn thì đây là thời điểm mà các bạn nên tích lũy thêm kiến thức.
Với mục đích giúp học sinh lớp 6 tránh khỏi những bỡ ngỡ, dễ dàng chinh phục điểm 9,10 trong năm học đầu cấp, HOCMAI triển khai Chương trình Học tốt lớp 6 năm học 2021 – 2022. Chương trình bám sát và được cập nhật theo sự thay đổi của Bộ Giáo dục, bao gồm hệ thống video bài giảng được xây dựng khoa học, kho thư viện phong phú và bài kiểm tra, bài thi đánh giá năng lực học sinh.
Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm từ Bắc tới Nam, cùng phương pháp giảng dạy thú vị, mới lạ sẽ đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học, giúp các con tự tin bứt phá trong mọi bài kiểm tra, bài thi trên lớp.
>> Cho con cơ hội trải nghiệm học thử miễn phí để chinh phục học kỳ II tại đây <<<
ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT LỚP 6 MỚI
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ. |