“Tuyệt chiêu” giúp con làm bài văn miêu tả đạt điểm cao

0
5914

Văn miêu tả là kiểu bài được viết nhằm cho người đọc, người nghe hình dung rõ những đặc điểm, tính chất nổi bật của đối tượng được miêu tả, có thể là người, vật hoặc sự việc. Đây là dạng bài học sinh đã làm quen ở Tiểu học. Trong chương trình Ngữ văn 6 học kì II, học sinh sẽ tiếp tục gặp lại văn miêu tả dưới hình thức khó hơn. 

Để giúp con đạt điểm cao khi viết những bài văn miêu tả, cha mẹ hãy hướng dẫn con làm bài theo 4 bước thầy Nguyễn Phi Hùng– giáo viên Ngữ văn của HOCMAI đã chỉ ra dưới đây:

Bước 1.  Đọc và tìm hiểu đề

Việc đầu tiên học sinh cần làm sau khi đọc xong một đề văn miêu tả chính là tìm ra những từ chìa khóa, xác định đối tượng miêu tả trong bài văn, nhằm phân loại xem đây là bài văn thuộc dạng nào trong các dạng văn miêu tả đã học. 

Bởi vậy, để giúp con thành thạo bước làm này, cha mẹ nên cho con hình thành thói quen gạch chân dưới những từ quan trọng ngay khi đang đọc đề, tránh lãng phí thời gian khi làm bài kiểm tra trên lớp. Bên cạnh đó, khi cho con luyện tập, cha mẹ cũng nên đưa ra những yêu cầu về dung lượng, độ dài của bài văn để trẻ tránh lạc đề và viết ý lan man, không cần thiết.

Bước 2. Tìm ý cho bài văn

Để tìm ý cho bài văn miêu tả, đặc biệt là văn tả thực, học sinh bắt buộc phải có kỹ năng quan sát. Quan sát không chỉ dừng lại ở việc xem, nhìn đối tượng bằng thị giác mà còn cần sự kết hợp của tất cả các giác quan để cảm nhận và đánh giá đặc trưng của đối tượng. Khi biết cách sử dụng giác quan cho từng ý phù hợp, bài văn mới sống động, chân thực và tạo được ấn tượng mạnh cho người đọc. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần thêm yếu tố so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và bộc lộ cảm xúc để bài làm trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Thầy Hùng đưa ra lưu ý giúp phụ huynh hướng dẫn con làm bài văn miêu tả

“Tìm ý” là bước làm quyết định sự hay hay dở của cả bài văn, bởi vậy nhiều học sinh sử dụng văn mẫu như một sự trợ giúp đặc biệt. Tuy nhiên, thầy Hùng không khuyến khích hành động này: “Trước khi bắt tay vào làm một đề văn, học sinh thường có thói quen tìm kiếm tài liệu tham khảo để có sẵn phần nêu đặc điểm của đối tượng. Điều đó là rất không nên. Văn miêu tả đòi hỏi và luyện cho chúng ta khả năng quan sát thế giới xung quanh. Việc sử dụng văn mẫu nhiều lần sẽ khiến người học đánh mất khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng. Trong quá trình hướng dẫn con học, phụ huynh cũng nên lưu ý điều này, tránh để con lạm dụng văn mẫu.”

Bước 3. Lập dàn ý

Sau khi hình thành hệ thống các ý, các đặc điểm của đối tượng, phụ huynh cần tiếp tục hướng dẫn con cách sắp xếp chúng theo trình tự phù hợp với yêu cầu của bài văn. Hai trình tự quen thuộc nhất với học sinh là không gian và thời gian. Ví dụ, tả một cái cây, theo thời gian từ lúc nó còn non đến lúc dần lớn lên và trưởng thành; hoặc tả sân trường trong một giờ ra chơi, tả từ bao quát trước đến chi tiết từng khu vực trong sân trường.

Bên cạnh đó, học sinh có thể miêu tả theo trình tự tâm lí của nhân vật. Ví dụ, khi tả về một người thân, bắt đầu từ tình yêu thương và những ấn tượng nổi bật nhất như giọng nói, tiếng cười, hành động, thói quen… của bản thân về người đó, sau đó mới tả đến những ấn tượng khác ở phía sau. Ngoài ra, học sinh cũng có thể kết hợp một lúc nhiều trình tự khác nhau để tạo nên một bài văn thu hút người đọc.

Bước 4. Viết bài theo dàn ý và đọc, soát lỗi.

Cuối cùng, thầy Hùng lưu ý phụ huynh nên hình thành cho con thói quen đọc và soát lỗi sau khi hoàn thiện bài làm bởi trong quá trình viết, sẽ khó tránh khỏi các lỗi chính tả, lỗi lặp từ,… Việc đọc và soát lỗi sẽ giúp bài tập làm văn hoàn thiện và chỉn chu, tạo được thiện cảm với người chấm. 

Viết văn là cả một quá trình đúc rút và luyện tập kĩ năng viết bài, tích lũy vốn ngôn ngữ, vốn sống và ổn định tâm lí trong phòng thi để có được những bài văn hay. Để có sự “bứt phá” điểm số môn Văn trong học kì mới, phụ huynh và học sinh nên có phương pháp học tập từ bây giờ.

 

Với mục đích giúp học sinh lớp 6 tránh khỏi những bỡ ngỡ, dễ dàng chinh phục điểm 9,10 trong năm học đầu cấp, HOCMAI triển khai Chương trình Học tốt lớp 6 năm học 2021 – 2022. Chương trình bám sát và được cập nhật theo sự thay đổi của Bộ Giáo dục, bao gồm hệ thống video bài giảng được xây dựng khoa học, kho thư viện phong phú và bài kiểm tra, bài thi đánh giá năng lực học sinh.

Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm từ Bắc tới Nam, cùng phương pháp giảng dạy thú vị, mới lạ sẽ đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học, giúp các con tự tin bứt phá trong mọi bài kiểm tra, bài thi trên lớp.

>> CHO CON CƠ HỘI TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ ĐỂ CHINH PHỤC HỌC KỲ II TẠI ĐÂY <<<

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT LỚP 6 MỚI

  • Bám sát chương trình GDPT mới và 3 bộ SGK: Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo.
  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước sử dụng hình ảnh đồ họa trực quan, sinh động, kích thích sự sáng tạo và niềm say mê học tập của học sinh.
  • Giáo viên 2 miền Bắc – Nam giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trang bị toàn diện kiến thức căn bản, giúp học sinh đạt được chuẩn đầu ra theo chương trình mới.
  • Hệ thống bài tập tự luyện, đánh giá kiểm tra định kỳ, dịch vụ hỏi đáp hỗ trợ 24/7.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0936585812 để được tư vấn MIỄN PHÍ.