[Ngữ văn 8]: Hệ thống kiến thức phần văn bản học kỳ II học sinh cần lưu ý

0
6069

Bước sang học kỳ II, học sinh lớp 8 sẽ được làm quen với nhiều văn bản dài hơn, khó hơn, nội dung cũng phong phú, phức tạp hơn rất nhiều. Học sinh cần chú ý kiến thức và có phương pháp học phù hợp, vì đây là bước đệm để các bạn tiếp cận Ngữ văn 9 dễ dàng, hiệu quả hơn.

Ở học kỳ I, học sinh được học rất nhiều tác phẩm tự sự, hầu hết đều là truyện và kí của Việt Nam, của nước ngoài. Bên cạnh đó, các em cũng được làm quen với các văn bản nhật dụng nói về những vấn đề bức thiết của cuộc sống. Vậy sang học kỳ II, học sinh được học những tác phẩm nào, các em hãy tham khảo phần chia sẻ dưới đây của cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI để nắm vững nội dung và phương pháp học nhé!

Hệ thống kiến thức phần văn bản (Ngữ văn 8) học kì II

Mở đầu học kỳ II, học sinh được học thơ lãng mạn hay còn gọi là phong trào Thơ Mới. Chúng ta được làm quen với những tên tuổi và tác phẩm thơ mới rất hay, tiêu biểu như: Ông đồ (Vũ Đình Liên), Nhớ rừng (Thế Lữ), Quê hương (Tế Hanh)… Ta bước đầu nhận biết đặc điểm của thơ lãng mạn về thể thơ, cảm xúc, bút pháp, ngôn ngữ…

Bên cạnh đó, học sinh sẽ được học những bài thơ cách mạng nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các bạn được học về những tác giả nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Tố Hữu với các bài thơ được sáng tác trong tù, hay được viết ở chiến khu Việt Bắc: Khi con tu hú (Tố Hữu), Tức cảnh Pác BóNgắm trăng (Hồ Chí Minh)… Đặt trong tương quan giữa thơ cách mạng và thơ lãng mạn, các bạn sẽ nhìn thấy những điểm tương đồng và cả những nét khác biệt của hai trào lưu này.

Tiếp theo chương trình Ngữ văn 8 học kỳ II, các em sẽ học văn bản nghị luận và bắt đầu bằng nghị luận thời kì trung đại. Các bạn sẽ học những áng văn nghị luận mẫu mực rất nổi tiếng có thể các bạn đã biết đến những áng văn này trước khi học chương trình Ngữ văn 8. Đó là Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi) hay Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)…

Sau khi học văn nghị luận trung đại học sinh được học văn nghị luận thời kì hiện đại. Đó là văn bản của Nguyễn Ái Quốc – Thuế Máu phản ánh tội ác của thực dân Pháp gây ra với những nước thuộc địa. Đây là một áng văn nghị luận mẫu mực tiêu biểu cho văn phong thời kì hiện đại. Bút pháp cực kỳ sắc bén với sự châm biếm sâu cay. Đồng thời, các em cần lưu ý những tác phẩm nghị luận ở văn học nước ngoài như Đi bộ ngao du (Ru-xô) trình bày quan điểm về phương pháp giáo dục mới mẻ hiện đại và nhân văn.

Cuối học kỳ II, học sinh được học thêm những tác phẩm kịch. Về ca kịch, lớp 7 các bạn đã được học sân khấu kịch về đoạn trích Quan Âm Thị Kính. Lên lớp 8 chúng ta tiếp tục học về kịch nhưng đây là kịch hiện đại. Đó là tác phẩm kịch nói hiện đại như đoạn trích Trưởng giả học làm sang làm sang (Mô-li-e) nổi tiếng của nền kịch nghệ cổ điển nước Pháp.

Như vậy, theo cô Trang chia sẻ: “Ở học kỳ II này, các bạn tập trung vào các văn bản thơ (thơ cách mạng – thơ lãng mạn) và văn bản nghị luận (nghị luận trung đại – nghị luận hiện đại). Đồng thời, hãy tìm kiếm cho mình một phương pháp học phù hợp để có thể nắm trọn phần kiến thức quan trọng này đơn giản mà hiệu quả nhất.”

Phương pháp học tốt phần văn bản

Kiến thức phần văn bản Ngữ văn 8 là phần kiến thức quan trọng liên hệ mật thiết với kiến thức phần văn bản Ngữ văn 9, và có thể xuất hiện trong các đề thi chuyển cấp. Cô Trang lưu ý học sinh cần nắm chắc những kiến thức trọng tâm phần này để đạt điểm cao môn Ngữ văn, cũng như tiếp cận môn Ngữ văn ở lớp trên dễ dàng, hiệu quả hơn.

Cô Thu Trang chia sẻ phương pháp giúp học sinh học tốt phần văn bản – Ngữ văn 8

Thứ nhất, đọc trước văn bảnsoạn bài trước khi đến lớp. Để việc soạn bài đạt hiệu quả cao nhất, học sinh nên bám sát sách giáo khoa để soạn bài chứ không nên chép sách tham khảo. Dưới mỗi văn bản đều có những câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời theo, các bạn khai thác trong văn bản kèm theo suy luận, tư duy để có câu trả lời.

Thứ hai, trên lớp tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ. Với bộ môn Ngữ văn, thầy cô sẽ giảng rất nhiều kiến thức, học sinh nên chọn lọc những ý chính và quan trọng và ghi chép lại. Cuốn vở ghi chính là tài liệu ôn tập đáng giá trước những bài kiểm tra, bài thi.

Thứ ba, phát biểu xây dựng bài. Khi đã chăm chỉ soạn bài ở nhà, đừng ngại ngần giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Nếu có phần nào soạn bài chưa đúng, hay còn băn khoăn, trên lớp các bạn hãy hỏi giáo viên để được giải đáp.

Thứ tư, về nhà ôn luyện lại kiến thức. Các kiến thức học sinh tiếp thu trên lớp sẽ phần nào được ghi nhớ vào não bộ, nếu về nhà các bạn dành thời gian ôn luyện lại những kiến thức đó một lần nữa sẽ ghi nhớ chúng hiệu quả hơn.

Để việc tiếp thu kiến thức phần văn bản Ngữ văn 8 học kỳ II hiệu quả, học sinh hãy áp dụng ngay những phương pháp học tốt cô Trang đã tư vấn, làm hành trang trên con đường chinh phục kiến thức Ngữ văn.

Ngoài ra, để việc học Ngữ văn 8 hiệu quả và bứt phá điểm cao trong học kỳ II này, học sinh hãy tham khảo ngay những bài giảng online trong Chương trình Học tốt 2021-2022 của HOCMAI. Chương trình được xây dựng từ các thầy cô tâm huyết của HOCMAI với kiến thức nền tảng bám chắc sách giáo khoa và lộ trình học bài bản cùng những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo, kích thích tư duy của học sinh. Phụ huynh – học sinh đăng ký ngay!

>>> Nắm trọn kiến thức Ngữ văn 8 học kỳ II cùng cô Trang tại đây:  https://hocmai.link/But-pha-diem-so-Van-HKII