Tìm hiểu kiến thức trọng tâm và cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán

0
3696

Xác định kiến thức trọng tâm và tìm hiểu về cấu trúc đề thi vào lớp 10 là hai việc vô cùng quan trọng giúp học sinh tự tin chinh phục bài thi môn Toán vào 10. Cùng thầy Hồng Trí Quang (Giáo viên với hơn 15 năm kinh nghiệm luyện thi môn Toán) điểm qua các phần kiến thức trọng tâm và một số cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán tiêu biểu nhé!

Căn cứ xác định kiến thức trọng tâm trong kì thi vào lớp 10

Chương trình môn Toán lớp 9

Học kì 1:

  • Căn thức
  • Đồ thị hàm bậc nhất
  • Hệ thức lượng và tỉ số lượng giác của góc nhọn
  • Đường tròn

Học kì 2:

  • Hệ phương trình bậc nhất một ẩn – giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
  • Tam thức bậc hai và parabol
  • Góc trong đường tròn – tứ giác nội tiếp
  • Độ dài cung tròn, diện tích hình tròn, hình quạt
  • Hình nón trụ cầu

Những dạng toán xuất hiện trong đề thi vào lớp 10

  • Dạng 1: Căn thức và các bài toán liên quan
  • Dạng 2: Hệ phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình
  • Dạng 3: Phương trình bậc hai và định lí Vi-ét
  • Dạng 4: Đồ thị hàm số bậc nhất và hàm bậc hai (parabol)
  • Dạng 5: Hệ thức lượng và tỉ số lượng giác
  • Dạng 6: Góc trong đường tròn – tứ giác nội tiếp
  • Dạng 7: Độ dài cung tròn, diện tích hình tròn, hình quạt
  • Dạng 8: Góc trong đường tròn – tứ giác nội tiếp
  • Dạng 9: Hình không gian: nón, trụ, cầu
  • Dạng 10: Giải phương trình vô tỉ – bất đẳng thức
  • Toán thực tế: thường áp dụng kiến thức dạng 2, 4, 5, 7, 9

Đề thi của tỉnh, thành phố dự thi trong 3 năm gần nhất

Căn cứ vào đề thi của 64 tỉnh thành, thầy Quang đã chia đề thi thành bốn nhóm (tự luận) gồm:

  • Nhóm 1: Đề yêu cầu ở mức cơ bản, gọi là nhóm T1.
  • Nhóm 2: Đề yêu cầu ở mức khá, gọi là nhóm T2.
  • Nhóm 3: Đề yêu cầu ở mức cao, nhóm này riêng cho học sinh Hà Nội.
  • Nhóm 4: Đề thi theo xu hướng mới, yêu cầu nhiều về giải các bài toán thực tế, nhóm này dành riêng cho thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích một số cấu trúc đề thi tiêu biểu

Cấu trúc đề thi ở nhóm T2:

Đề thi vào 10 môn Toán của Sở GD&ĐT Thái Bình

Nhiều tỉnh thành phố sử dụng cấu trúc đề theo nhóm T2, thầy Quang dùng đề thi của tỉnh Thái Bình năm 2021 để phân tích cấu trúc. Cấu trúc đề của nhóm T2 thường có 5 câu:

  • Câu 1: Căn thức bậc hai và các bài toán liên quan. Kiến thức này thuộc về học kì 1 và chiếm 20% số điểm.
  • Câu 2: Đề bài thường yêu cầu giải phương trình bậc hai và có một ý nhỏ yêu cầu giải bài toán bằng cách lập phương trình/hệ phương trình.
  • Câu 3: Đề bài thường liên quan đến đồ thị đường thẳng và đồ thị parabol.
  • Câu 4: Bài toán hình thường có 3 – 4 ý hỏi nhỏ và kiến thức tập trung ở chương trình học kì 2.
  • Câu 5: Thường là câu vận dụng cao, chỉ chiếm khoảng 0,5 – 1 điểm trên tổng điểm của bài thi. Thầy Quang lưu ý câu 5 này các bạn có thể không cần ôn ngay từ đầu mà phải ôn kĩ các phần trên để nắm chắc được 9 điểm.

Cấu trúc đề thi ở nhóm 3:

Cấu trúc đề nhóm 3 hay cấu trúc đề Hà Nội là một cấu trúc chung và được sử dụng làm khuôn mẫu cho rất nhiều tỉnh thành. Do đó, cấu trúc đề thi của Hà Nội cũng có những câu, ý nhỏ và phổ điểm như đề ở nhóm T2 nhưng kiến thức sẽ được hỏi khó hơn.

Cấu trúc đề thi ở nhóm 4:

Đề thi vào 10 môn Toán của Sở GD&ĐT TP.HCM năm 2020

Đây là cấu trúc đề riêng của TP.HCM và thầy Quang cũng khuyên các bạn ở những tỉnh thành khác nên tham khảo cấu trúc đề thi này.

  • Câu 1 – 2: Đề bài vẫn có yêu cầu giải phương trình, đồ thị đường thẳng và đồ thị parabol,…
  • Câu 3 – 7: Tập trung rất nhiều vào các bài toán thực tế với những câu hỏi xuất phát từ đời sống, yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức học được để giải bài toán.
  • Câu 8: Câu cuối cùng trong đề thi quay về với dạng toán hình quen thuộc về đường tròn và tứ giác nội tiếp.

Một trong những vấn đề được nhiều học sinh quan tâm là các bạn làm từng kiến thức riêng lẻ rất tốt nhưng khi làm một đề lại không biết cách vận dụng kiến thức, cùng một câu hỏi nhưng chỉ cần hỏi khác thì rất lúng túng. Chia sẻ về vấn đề này, thầy Quang cho biết đây là vấn đề mà nhiều bạn trong quá trình học không phát hiện ra chỉ đến khi làm đề mới nhận ra. Để cải thiện vấn đề này, các bạn học sinh phải thật sự hiểu phần kiến thức vừa học, cố gắng đào sâu và nắm thật vững. Sau khi làm xong từng dạng bài ở chuyên đề kiến thức đó, học sinh nên tổng hợp lại những dạng bài xuất hiện và đưa ra hướng giải quyết cho từng dạng bài. Điều quan trọng là các bạn phải tự tổng hợp sau mỗi phần kiến thức riêng lẻ để có thể lấy ra vận dụng khi làm bài thi.

Thầy Quang cũng lưu ý thêm, để tránh tình trạng nhớ kiến thức một cách lẻ tẻ và vụn vặn, học sinh nên luyện đề sớm để tổng hợp được những kiến thức thành một hệ thống. Việc luyện đề sớm sẽ giúp các bạn sớm nhận ra mình đang hổng phần kiến thức nào để nhanh chóng bổ sung và củng cố, đồng thời rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong quá trình làm bài.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm cùng học sinh ôn thi vào 10, thầy Quang giới thiệu tới các bạn chương trình HM10 Luyện đề được xây dựng bởi Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Chương trình có sự đồng hành của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm luyện thi vào 10, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn chia sẻ những mẹo hữu ích để học sinh vận dụng khi làm bài. Bên cạnh đó, HM10 Luyện đề còn cung cấp hệ thống đề thi chuẩn theo cấu trúc của 63 tỉnh thành cùng với ngân hàng hơn 10.000 câu hỏi ôn tập và củng cố kiến thức, giúp học sinh ôn tập toàn diện kiến thức – kĩ năng chuẩn bị cho kỳ thi.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU ÔN THI VÀO 10 VÀ BÀI GIẢNG HỌC THỬ MIỄN PHÍ! 

ĐĂNG KÝ CHƯƠNG TRÌNH HM10 LUYỆN ĐỀ

  • Quét toàn bộ các dạng đề thi vào 10 không chuyên của 63 tỉnh thành.
  • Hướng dẫn giải chi tiết từng dạng bài để đạt điểm cao tối đa, tổng kết lỗi sai thường gặp, cung cấp chiến thuật làm bài hiệu quả.
  • Ngân hàng đề thi chuẩn hóa, đầy đủ và duy nhất tại Việt Nam dành cho học sinh ôn thi vào 10 năm 2022 với phòng luyện 10.000+ câu hỏi kèm đáp án, lời giải chi tiết.
  • Đội ngũ giáo viên luyện thi top đầu cả nước với trên 10 năm kinh nghiệm dạy và luyện thi.