Khi mới làm quen với phần Hình lớp 6, phần đa các bạn học sinh đều cảm thấy khó học. Nhưng đừng lo, các bạn sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa vì thầy Thắng biến nó trở thành môn học siêu dễ.
Điểm trọng tâm cần giải quyết khi xử lý bài toán
Thầy Nguyễn Quyết Thắng hiện đang là nghiên cứu sinh tại Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã có hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi học sinh giỏi cả môn Toán và Vật lý.
Trong quá trình giảng dạy của mình, thầy nhận thấy các bạn học sinh xác định hướng giải rất nhanh nhưng lại gặp khó khăn trong phần trình bày bài. Vậy trình bày bài toán như thế nào để đạt được điểm tuyệt đối?
Theo thầy thì học Toán Hình là học cách trình bày, là học cách tư duy, liên tưởng từ lý thuyết ra hình ảnh thực tế. Và với bất cứ một bài toán hình nào, các bạn đều phải nắm chắc được phần lý thuyết cơ bản như: kiến thức về mặt phẳng, đường thẳng, góc,… để có thể dễ dàng tìm ra phương pháp giải một bài toán.
Các bước để giải một bài toán tìm góc
Thường với một bài Toán tìm góc trong chương trình lớp 6 học kì II, các bạn có thể giải theo 4 bước sau để lấy điểm tuyệt đối từ giáo viên:
Bước 1: Vẽ hình theo dữ liệu đề bài cung cấp
Hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: bút chì, thước kẻ, ê ke,… để các số liệu trong hình vẽ được chính xác nhất và đầy đủ nhất.
Bước 2: Chứng minh 1 tia nằm giữa 2 tia (Chứng minh tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy)
Để chứng minh 1 tia nằm giữa 2 tia, thầy Thắng đã liệt kê ra 3 dạng để các bạn học sinh tham khảo:
+ Dạng 1: Khi đề bài cho 2 góc liền kề nhau
Ví dụ: Khi đề bài cho xOy và yOz kề nhau, các bạn chỉ cần lý luận rằng: “Vì xOy và yOz kề nhau nên tia Oy nằm giữa 2 tia Ox và Oy”.
+ Dạng 2: 2 tia thuộc 2 nửa mặt phẳng đối nhau
Ví dụ: Cho xOy, trên nửa mặt phẳng có bờ là Ox không chứa Oy, vẽ Oz thì Ox trở thành tia ở giữa 2 tia Oy và Oz.
+ Dạng 3: 2 tia nằm cùng trên 1 mặt phẳng
Ví dụ: Cho xOy, vẽ Oz trên nửa mặt phẳng bờ Ox chứa Oy thì Oy trở thành tia nằm giữa của 2 tia Ox và Oz.
Bước 3: Cộng góc (xOy + yOz = xOz)
Sau khi chứng minh được 1 tia nằm giữa 2 tia, các bạn học sinh mới được phép tiến hành cộng các góc. Có nhiều bạn không được điểm tuyệt đối vì viết luôn công thức cộng góc mà bỏ qua phần chứng minh 1 tia nằm giữa 2 tia hoặc không biết cách trình bày.
Bước 4: Thay số, tính và kết luận
Làm hết bước 3 là các bạn đã hoàn thành 99% bài giải rồi, đến bước 4 các bạn chỉ cần thay số và thực hiện phép tính. Quan trọng nhất là các bạn phải đưa ra kết luận về kết quả vừa nhận được để người khác biết đó là kết quả cuối cùng của bạn.
Sau những chia sẻ trên, thầy Thắng và HOCMAI mong các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới nhé!
Theo dõi thêm về thầy và các khóa học của thầy tại: http://bit.ly/profile-thầy-Nguyễn-Quyết-Thắng
Hoặc gọi vào hotline 0936585812 để được tư vấn chi tiết nhé!