Giáo viên chia sẻ cách học trực tuyến hiệu quả với môn Ngữ văn

0
8986

Hiệu quả của việc học online phụ thuộc vào hai yếu tố: tâm thế của người học và phương pháp giảng dạy của thầy cô. Vì vậy, theo cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, để việc học trực tuyến hiệu quả với các môn xã hội, đặc biệt là môn Ngữ văn, cần thay đổi tư duy theo hướng chủ động, tích cực ở cả thầy và trò.

Học trực tuyến là nội dung trọng tâm trong Chỉ thị của Bộ GD-ĐT ngày 24/8 về “Thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo”. Đứng trước những diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh, nhiều tỉnh thành xác định dạy học trực tuyến là phương thức dạy học ổn định trong năm học này. Dù vậy, hình thức này có những hạn chế nhất định như: thầy – trò ít được tương tác trực tiếp, chất lượng tiết học phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền mạng, kỹ năng sử dụng công nghệ của giáo viên…

Do đặc thù môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật nên bộ môn Ngữ văn còn gặp thêm những trở ngại khác như: khó truyền cảm hứng cho học sinh qua ánh mắt, nụ cười, ngữ điệu lời giảng; bài giảng có thể bị ngắt quãng do bị mất kết nối khiến thầy và trò giảm hứng thú đối với bài học hay học sinh không kịp theo dõi và ghi chép nội dung giáo viên truyền tải. Điều này càng khó khăn hơn với học sinh lớp 9, khi ở năm học này, các em sẽ cần trang bị lượng kiến thức rất đồ sộ để chuẩn bị cho nhiều kỳ thi quan trọng, đặc biệt là kỳ thi chuyển cấp.

Để nâng cao hiệu quả học online với môn Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên tại Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng học sinh cần có sự chủ động và chuẩn bị về tâm thế, kiến thức cả trước, trong và sau giờ học. Dưới đây là 5 lưu ý của cô Trang để giúp việc học trực tuyến môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn:

Cô Trang chia sẻ bí kíp học online hiệu quả với môn Ngữ văn

Đọc trước văn bản trong sách giáo khoa (SGK) và tự trả lời các câu hỏi liên quan đến tác phẩm 

Hầu hết, các kiến thức trong đề thi vào 10 môn Ngữ Văn hay bất kì môn học nào khác để tập trung chủ yếu trong SGK. Chính vì thế, các em luôn cần phải chú trọng những nội dung được SGK đề cập.

Đối với môn Ngữ văn thì khâu soạn bài, đọc và tìm hiểu trước bài mới rất quan trọng, vậy nên các em cần duy trì thói quen đó trước khi bắt đầu một tiết học online. Cần biết là chuẩn bị học bài nào và đọc trước để khi học online các em sẽ có sự chủ động hơn trong tư duy.

Việc tìm hiểu trước tác phẩm không chỉ giúp học sinh có hình dung rõ ràng về những nội dung mình sẽ được học mà còn giúp nảy sinh nhu cầu tìm hiểu kiến thức trong bài. Khi tiết học chính thức diễn ra, các em có thể trình bày những thắc mắc của mình trong quá trình tự tìm hiểu để được giáo viên giải đáp. Sự tương tác hỏi – đáp này giữa giáo viên và học sinh sẽ giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu và nắm chắc kiến thức hơn, tiết học online cũng diễn ra sôi nổi hơn thay vì việc giáo viên chỉ truyền tải kiến thức một chiều.

Kết hợp giữa việc theo dõi bài giảng và ghi chép

Cũng giống như học môn Ngữ văn trực tiếp trên lớp, khi học online học sinh cũng cần chủ động ghi chép bài giảng để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bởi lẽ, khi nghe thầy cô giảng, các em có thể bạn tiếp thu rất nhanh, nhớ ngay lúc nhưng đó chỉ là trí nhớ tạm thời. Nếu chỉ nghe giảng, các em sẽ rơi vào tình trạng học trước – quên sau.

Cô Trang cũng lưu ý, khối lượng kiến thức cần tiếp thu của môn Ngữ văn 9 trong mỗi tiết học là khá lớn, rất khó để các em vừa theo dõi bài giảng, vừa ghi chép theo phương pháp “chép chính tả” thông thường. Vì vậy, hãy viết lại theo hệ thống ý, chú trọng những vấn đề giáo viên nhấn mạnh trong bài giảng để ghi chép có chọn lọc. 

Luyện tập theo hướng dẫn của giáo viên

Khi kết thúc mỗi bài giảng, giáo viên thường sẽ đưa ra những yêu cầu về nhiệm vụ học tập để học sinh trau dồi và luyện tập các kiến thức đã học.Thời gian làm bài tập thầy cô giao nên là ngay sau buổi học, vì khi để lâu, học sinh sẽ mất nhiều thời gian ngẫm lại cách làm.

Bên cạnh đó, việc dạy học online của từng lớp học, trường học, của từng địa phương là khác nhau. Do vậy, phụ huynh, học sinh cần liên hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để có định hướng ôn tập đúng đắn cho năm học cuối cấp.

Tự hệ thống hóa kiến thức sau bài học

Việc hệ thống hóa kiến thức Ngữ văn theo từng chuyên đề, chủ đề giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách toàn diện hơn. Đây là cơ hội để các em “va đập”, đào sâu kiến thức và ghi nhớ dễ dàng. 

Cô Trang hướng dẫn học sinh 3 phương pháp tự hệ thống hóa kiến thức Ngữ văn sau mỗi tiết học online như sau:

  • Sử dụng sơ đồ tư duy, sơ đồ ven, sơ đồ chia nhánh,… Khi khái quát bài học bằng các dạng sơ đồ, các em sẽ dễ dàng nhớ hệ thống ý trong tác phẩm.
  • Ôn tập theo chuyên đề và chủ đề: Sau khi học xong một loạt các tác phẩm, các em nên có quá trình hệ thống hóa bằng cách ôn tập theo chuyên đề và chủ đề. Ví dụ, khi ôn tập những tác phẩm viết về đề tài người lính sẽ có hai tác phẩm là “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”,… 
  • Luyện đề: Đây là một quá trình rất dài được hình thành từ khi học sinh còn học kiến thức và đặc biệt trong giai đoạn nước rút. Các em có thể vừa học kiến thức mới, vừa ôn luyện cuốn chiếu với các câu hỏi có liên quan đến tác phẩm trong các đề thi.

Kết hợp với hình thức học online qua video

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đa phần học sinh đang học online theo hình thức tương tác trực tuyến dưới chỉ đạo của nhà trường. Tuy nhiên, nếu chỉ học trực tuyến trên trường, các em khó có thể nắm bắt kiến thức một cách toàn diện.

Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc học trực tuyến cùng các thầy cô trên lớp, học sinh có thể tận dụng các kênh học online. Việc học online qua các video bài giảng giúp các em chủ động xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với bản thân, dễ dàng lựa chọn nội dung học và xem lại những phần kiến thức đã bỏ lỡ để đảm bảo theo kịp và không bỏ sót kiến thức. Việc kết hợp giữa việc học tương tác với giáo viên trên lớp và học online qua bài giảng sẽ giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Nên kết hợp giữa học tương tác với giáo viên trên lớp và học qua video bài giảng để nâng cao chất lượng học tập trong mùa dịch

Với các nền tảng giáo dục trực tuyến phong phú như hiện nay, sẽ không quá khó khăn để học sinh lựa chọn. Tuy nhiên, các em cần chú ý tìm hiểu thật kĩ và lựa chọn một kênh học uy tín với giáo viên có năng lực chuyên môn và phong cách giảng dạy phù hợp.

Theo đó, phụ huynh, học sinh lớp 9 có thể tham khảo khóa học HM10 Toàn diện do Hệ thống Giáo dục HOCMAI – Nền tảng học online số 1 Việt Nam xây dựng. Với lộ trình học tập bài bản và hệ thống video bài giảng đầy đủ, khoa học, khóa học được xây dựng bám sát chương trình học và thi vào 10 của từng tỉnh thành, đảm bảo giúp các em ôn đúng, luyên sâu và tối đa hóa điểm số trong các kỳ thi. Đội ngũ giáo viên nổi tiếng, giàu kinh nghiệm luyện thi sẽ đồng hành cùng học sinh trong mỗi bài giảng với những phương pháp tiếp cận thông minh, phù hợp nhất. Bên cạnh đó, với dịch vụ giải đáp 24/7, mọi rào cản giữa thầy – trò khi học online cũng được phá vỡ khi các em có cơ hội tương tác hai chiều, được giải đáp các thắc mắc cả trong và ngoài bài giảng ngay trong quá trình học chỉ trong vòng 30 phút sau khi đặt câu hỏi (thuộc các khung giờ cố định).

>>> Tìm hiểu và học thử MIỄN PHÍ chương trình HM10 Toàn diện TẠI ĐÂY

Hy vọng với những hướng dẫn học online môn Ngữ Văn mà cô Nguyễn Thị Thu Trang đã chia đã phần nào giúp các bạn học sinh có kế hoạch học trực tuyến hiệu quả với môn Ngữ văn, thuận lợi trên hành trình chinh phục tri thức trong năm học mới. Chúc các em có một năm học mới thật thành công.

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

  • Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.
  • Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.
  • Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.