Văn tả cảnh sinh hoạt là chủ điểm quan trọng trong chương trình ôn thi vào 6. Tuy nhiên, có khá nhiều con vẫn đang loay hoay khi làm dạng bài này, hiểu sai về tả cảnh sinh hoạt với tả cảnh thiên nhiên. Bài viết dưới đây, cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn con khắc phục những lỗi sai thường gặp nhất.
I – Hướng dẫn làm văn tả cảnh sinh hoạt
1. Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt
Cảnh sinh hoạt là cảnh có hoạt động chủ yếu là con người. Ví dụ khi chúng ta xác định đối tượng đề bài là tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi hay tả cảnh sum họp đầm ấm gia đình …a) Mở bài
- Giới thiệu cảnh sẽ tả
- Ấn tượng cảm xúc chung
b) Thân bài
- Tả bao quát chung của cảnh kết hợp cảnh thiên nhiên
- Tả cảnh sinh hoạt (sự xuất hiện và hoạt động của con người)
- Miêu tả những hành động, cử chỉ, điệu bộ… của người trong cảnh
- Không khí chung, miêu tả từng góc, từng phần cụ thể của cảnh
c) Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về cảnh đã tả
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về cảnh đang tả
- Liên hệ những mong muốn của bản thân
Ví dụ dàn ý tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi:
a) Mở bài
- Giới thiệu cảnh sân trường vào giờ ra chơi
- Ấn tượng chung về cảnh: ấn tượng, yêu mến, thích thú
b) Thân bài (Tả theo trình tự thời gian kết hợp không gian)
Tả cảnh sân trường trước giờ ra chơi
- Tả khung cảnh chung: yên tĩnh, vắng lặng
- Tả thiên nhiên, cảnh vật (thời tiết, nắng gió, cây cối, hoa lá trên sân trường,…)
Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi
- Âm thanh báo hiệu giờ ra chơi
- Tả không khí, quang cảnh chung: học sinh ùa xuống, sân trường nhộn nhịp, đông đúc, rộn rã tiếng cười các bạn học sinh, các trò chơi thú vị diễn ra,…
- Tả hoạt động vui chơi: tả chung, tả chi tiết: nhóm chơi bóng đá, bóng chuyền, nhảy dây, nhóm ngồi nói chuyện, nhóm cổ vũ các bạn chơi,…
- Có thể kết hợp yếu tố thiên nhiên, cảnh vật (tiếng gió, tiếng chim,…)
Tả cảnh sân trường khi giờ ra chơi kết thúc
- Âm thanh báo hiệu giờ ra chơi kết thúc
- Các bạn học sinh chạy ùa vào lớp
- Khung cảnh sân trường yên tĩnh trở lại
- Tả một số hình ảnh của thiên nhiên, con người
c) Kết bài
- Nhận xét, đánh giá chung về khung cảnh giờ ra chơi
- Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc bản thân…
2. Bố cục của đoạn văn tả cảnh sinh hoạt
Bố cục của đoạn văn khác với bài văn. Đối với bài văn sẽ có 3 đoạn văn: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài.
Còn đối với đoạn văn bố cục sẽ như sau:
a) Câu mở đoạn (1 câu văn)
- Giới thiệu cảnh sẽ tả trong ấn tượng và cảm xúc của mình
Khung tả cảnh ra chơi luôn để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc
b) Phần thân đoạn (8-10 câu văn)
- Miêu tả bao quát, kết hợp miêu tả vài nét tiêu biểu của thiên nhiên
- Miêu tả từng phần từng góc của cảnh (tập trung vào sự xuất hiện của con người trong cảnh)
c) Câu kết đoạn (1 câu văn)
- Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ…bản thân về cảnh
II – Những lưu ý trong quá trình làm bài
Khi trình bày viết một đoạn văn, các bạn học sinh hãy nhớ không xuống dòng khi chúng ta viết. Sau khi viết câu mở đoạn chúng ta viết ngay các câu trong phần thân đoạn. Khi viết xong phần thân đoạn, ngay sau đó là câu kết đoạn. Đó sẽ là một đoạn văn hoàn chỉnh.
Về hình thức của đoạn văn, cần lưu ý:
- Lùi đầu dòng, viết hoa đầu dòng
- Cuối đoạn văn cần có dấu kết thúc phù hợp. Ví dụ kết thúc một câu để kể, chúng ta có thể dùng dấu chấm; hoặc một câu để hỏi, thể hiện cảm xúc thì chúng ta có thể dùng dấu chấm hỏi hay chấm than.
Các bạn học sinh hãy ghi nhớ những lưu ý trên, tránh trường hợp bị mất điểm về phần hình thức hay trình bày của đoạn văn.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp con làm tốt các bài văn về tả cảnh sinh hoạt. Khi rèn luyện làm bài văn về dạng bài này, các con sẽ hiểu sâu hơn về các dạng bài văn tả cảnh chung: cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt,… Để con bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng khác, cha mẹ tham khảo và đăng ký Giải pháp ôn thi vào 6 – HM6 tại đây.
Trải nghiệm Giải pháp, con sẽ được học tập theo lộ trình gồm 2 bước: TỔNG ÔN – LUYỆN ĐỀ. Đăng ký liền tay để con rinh ngay 9,10 cha mẹ nhé!