Háo hức ngày quay trở lại trường, con cần chuẩn bị những gì?

0
915

Ngày mai, học sinh cấp tiểu học sẽ bắt đầu đi học trở lại. Những biện pháp bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ tâm lý chính là điều con cần cho ngày đầu đi học an toàn, hiệu quả.

 

Để phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, phải thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân. Trường học phải định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Chính vì vậy, các trường học trên cả nước sẽ không phải chia ca, tách lớp để đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi  giữa các học sinh hay giải quyết vấn đề thiếu phòng học.

Về phía phụ huynh học sinh, cha mẹ có thể chủ động giúp con chuẩn bị ngay trước khi tới trường bằng một vài biện pháp dưới đây:

1. Đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cơ thể

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ tăng sức đề kháng cho con, chống lại các tác nhân gây hại. (Ảnh: Calo Food)

Học sinh nhỏ tuổi có sức đề kháng kém hơn các em lớp lớn. Chính vì vậy, đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng càng trở nên quan trọng đối với cấp tiểu học. Các nhóm thực phẩm tốt:

-Chất đạm (protein), phối hợp protein động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò,…) và protein thực vật (đậu, đỗ,…). Đây là nguyên liệu quan trọng tạo các kháng thể.

– Các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin A; C; D; E; Sắt; Kẽm,… để tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm đặc trưng là rau củ quả như cà rốt, khoai lang, rau xanh đậm,…Hoa quả cam, quýt, bưởi và hải sản như nghêu, sò, ốc,…

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Hơn ba tháng ở nhà, con quen với nhịp sinh hoạt thoải mái, giờ giấc không cố định. Điều này mang đến không ít khó khăn khi trở lại trường. Để con nhanh chóng làm quen với việc học tập, trước ngày bắt đầu đi học, cha mẹ nên dành thời gian để điều chỉnh lại thời gian biểu cho con. Đặc biệt là giờ giấc sinh hoạt như thức dậy, đi ngủ, làm bài tập,…

3. Tạo thói quen rửa tay và rửa tay đúng cách

Cha mẹ hướng dẫn con rửa tay theo các bước chính xác để có thể loại bỏ vi khuẩn, vi trùng nguy hiểm. (Ảnh: Bộ Y Tế)

Rửa tay là cách hiệu quả để ngăn ngừa lây lan các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp,… Đặc biệt là đối với những học sinh nhỏ tuổi, khi quay trở lại trường, các em sẽ có nhiều hoạt động sinh hoạt thường xuyên, cần tương tác với bạn bè xung quanh.

Chính vì vậy, cha mẹ nên dạy con khi nào cần phải rửa tay và để con làm quen với điều đó. Chẳng hạn như trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn,…

4. Lưu ý về những thời điểm sử dụng khẩu trang

Nhắc nhở con về thời gian đeo khẩu trang, để tránh ảnh hưởng tới sự hô hấp và sức khỏe trong quá trình học tập. Chỉ nên đeo khẩu trang khi ra chơi. Những lúc ngồi học tại lớp thì con có thể tháo khẩu trang cho dễ thở và dễ tập trung vào bài học.

5. Hướng dẫn cách tự bảo vệ bản thân

Khi học tập, sinh hoạt ở trường nên hướng dẫn con cách xử lý tình huống với những trường hợp cụ thể để con tự chủ động giữ an toàn cho bản thân. (Ảnh: ST)

Cha mẹ nên chỉ ra một vài những tình huống cụ thể. Trong đó giải thích nếu con gặp phải thì nên hành động như thế nào.

  • Khi bị ho, hắt hơi: Che mũi miệng bằng khăn giấy, khăn vải, khăn tay, ống tay áo. Sau đó vứt bỏ khăn và rửa lại tay thật sạch
  • Khi mắt, mũi bị ngứa thì không đưa tay lên gãi. Đau ngứa họng không khạc nhổ bừa bãi. 
  • Khi sử dụng các đồ dùng sinh hoạt như cốc, bát, đũa, khăn, gối,… thì không nên dùng chung. Hãy hỏi thầy cô để sử dụng đồ cá nhân của mình.
  • Nếu thấy bản thân hoặc bạn bè ho, sốt, khó thở thì phải thông báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm để tìm cách xử lý.

6. Chuẩn bị tâm lý cho con 

Học sinh đang rất háo hức trở lại trường học, gặp lại thầy cô bạn bè. Thế nhưng, kế tiếp đó con cần phải đối mặt với việc hoàn tất chương trình học kì II chỉ trong vòng gần 2 tháng. Chương trình học khá nhiều, dồn dập tạo áp lực không nhỏ cho con. Chính vì vậy, con rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của cha mẹ, hậu phương vững chắc, an toàn nhất.

Nên chủ động để con làm quen lại với nhịp học tập như trước đây với thời gian chính khóa và thời gian ở nhà. Điều này nhằm giảm bớt việc con “khớp” khi bắt đầu đi học sau một thời gian nghỉ quá dài. Sinh hoạt giờ giấc thoải mái trong 3 tháng rồi sẽ khiến con không quen khi phải dậy sớm, ngủ sớm như trước. 

Quan trọng nhất là cần điều chỉnh là nhịp học tập, cân đối kiến thức để giảm áp lực học hành trong kì II năm học 2019 – 2020 (Ảnh: Minh Thủy)

Cha mẹ cũng cần tổng hợp lại những nội dung con đã học trực tuyến. Xác định những chủ điểm kiến thức quan trọng và để con rèn luyện lại nhuần nhuyễn, vững vàng. Các thầy cô giáo sẽ nhắc lại điều này khi đi học. Tuy nhiên, cũng không nhiều để có thời gian cho học sinh bắt nhịp luôn với những đơn vị bài học tiếp theo. Kiến thức là một chuỗi từ cơ bản đến nâng cao, nếu con không thật sự hiểu những gì đã học khi ở nhà thì quay lại trường con rất dễ không theo kịp với lịch học chặt chẽ như trên.

Điều này càng quan trọng hơn khi con đang chuẩn bị ôn thi vào 6 các trường top đầu. Nếu không có sự sắp xếp hợp lý giữa lịch ôn thi và lịch học chính khóa, việc học có thể trở thành áp lực không nhỏ đặt lên vai con.

Giai đoạn này, chú trọng ôn tập trọng tâm, chủ điểm không nên quá lan man vào những bài tập, kiến thức mức độ quá dễ. Vì đề thi các trường chủ yếu ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Ngoài ra, nên rèn luyện thật nhiều những đề thi của trường THCS mục tiêu và có sự chuẩn bị tốt nhất.

Bộ sách “Chinh phục đề thi vào lớp 6”Giải pháp luyện thi vào 6 toàn diện – HM6 là combo “thần thánh”, cung cấp số lượng kiến thức đầy đủ, ngắn gọn, tổng quan và bao quát phạm vi tiểu học. Như vậy, học sinh có thể tiếp thu kiến thức đơn giản hơn, nhanh hơn. Ngoài ra, với số lượng đề thi phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng, học sinh có thể luyện tập bất cứ khi nào cần.

Tham khảo ngay trọn bộ giải pháp luyện thi vào 6 TẠI ĐÂY