Học qua Zoom – Những câu chuyện bi hài cười ra nước mắt của phụ huynh học sinh

0
2355

Zoom hiện tại đang là ứng dụng học trực tuyến được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn còn nhiều bất cập, khiến không ít cha mẹ học sinh bức xúc.

 

Zoom Meeting là một ứng dụng dành cho việc hội thảo, đào tạo trực tuyến, họp từ xa với nhiều tính năng hay như trò chuyện trực tuyến, chia sẻ tài liệu, lên lịch học, họp…. Đó là lý do tại sao, Zoom Meeting được nhiều giáo viên, trường học sử dụng như một công cụ giảng dạy trực tuyến, tạo ra một “phòng học” ảo, để giảng dạy từ xa trong thời điểm nCovid-19 diễn biến phức tạp. 

Từ khi triển khai đến nay, không thể phủ nhận rằng, Zoom đã giúp cho các em học sinh tiếp tục duy trì việc học tập, tiếp thu kiến thức mới sau một đợt nghỉ dài ngày. Giáo viên có thể đứng lớp, trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tương tác với học sinh. Nhưng, sau hơn một tuần trải nghiệm học tập từ xa qua Zoom, không ít vấn đề đã nảy sinh, mang lại cho phụ huynh nhiều băn khoăn, lo lắng.

Đầu tiên là sự không ổn định của ứng dụng, khi có nhiều trường hợp vừa đăng nhập vào đã bị thoát ra. Cá biệt, có học sinh bị thoát ra đến hơn mười lần trong một buổi học. Thậm chí, host (Người chủ phòng, thường là giáo viên) cũng đôi khi bị đẩy ra mà không hiểu lý do tại sao. Giáo viên thì “ngơ ngác” tìm kiếm sự hỗ trợ, cha mẹ và học sinh thì bức bối, khó chịu. Chị Thanh Hòa, có con đang học lớp 5 một trường tiểu học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội than thở: “Thế này thì học hành kiểu gì! Cả tiết học có 45 phút mà cứ 5 phút thì cu cậu nhà mình lại chạy ra la eo éo, mẹ ơi lại không xem được. Rồi hai mẹ con lại chạy vào, mò mò mẫm mẫm tìm cách giải quyết. Quá nửa tiết chỉ dành để giúp con vào lại Zoom thì hiệu quả học tập ở đâu ra. Chưa kể, cứ đứng lên ngồi xuống, con không tập trung tiếp thu kiến thức được. Chẳng khác gì cuộc đánh vật.”

Học sinh học trực tuyến qua phần mềm Zoom (Ảnh: Trường tiểu học Lê Văn Tám)

Đường truyền không ổn định khiến chất lượng phòng học lên xuống thất thường. Tình huống học sinh không thể vào lớp hoặc vào rồi lại đẩy ra như trên không phải là hiếm. Anh Đặng Thái Thanh (Gia Lâm, Hà Nội) không vui: “Dù biết rằng đây là biện pháp tốt để giúp đỡ con tiếp tục học tập tại nhà, gặp lại bạn bè, thầy cô. Tuy nhiên, tôi thấy cảnh lớp học nháo nhác, như cái chợ. Điểm danh thì học sinh có, học sinh không. Nhiều khi đủ 45 em ngồi chờ thì mãi mà chẳng thấy giáo viên xuất hiện. Rồi thì group Zalo lớp, Zalo chung cư ầm ầm. Phụ huynh giải thích với giáo viên tại sao con không vào được. Cha mẹ lại than thở, chia sẻ đủ thứ chuyện về cái Zoom. Đôi lúc cứ sợ mở điện thoại vì thể nào cũng thấy hàng loạt tin nhắn hiện lên. Mười câu thì chín câu không dời việc học qua phòng học ảo. Mệt mỏi thật sự.”

Trong nhiều hội nhóm của học sinh tiểu học trên mạng xã hội, những chủ đề về việc học tập qua ứng dụng Zoom Meeting đều nhận được sự quan tâm lớn và có hàng trăm phản hồi của cha mẹ. Đa phần đều có cảm giác không yên tâm. Ngoài những chia sẻ về đường mạng thì một lý do khác làm cho phụ huynh than thở là việc kém chất lượng của hình ảnh âm thanh trong phòng học ảo. Theo như chị Nam Thương, phụ huynh của một học sinh lớp 4 nhận xét thì màn hình “nhòe nhoẹt như đêm 30”. Âm thanh rè, tiếng giáo viên nói lúc cao lúc thấp, thậm chí có lúc mất hẳn tiếng, hình. “Chương trình đã giảm tải, gộp nhiều bài vào làm một thì những tiết học trực tiếp với giáo viên rất quan trọng để hệ thống, tổng hợp kiến thức, hướng dẫn các con. Thế nhưng chất lượng như thế này thì rất khó đảm bảo con sẽ học được đầy đủ chương trình căn bản. Cả buổi học chỉ có dập lửa, chữa cháy, không chỉ con mà cha mẹ cũng mệt nhoài.”

Học trực tuyến qua Zoom liệu có phải là giải pháp tối ưu để giúp đỡ học sinh học tập, ôn thi hiệu quả tại nhà? (Ảnh: Báo tin tức)

Phản ánh với các thầy cô giáo chủ nhiệm thì cũng chỉ nhận được sự trấn an, hướng dẫn phụ huynh chờ phương án giải quyết của nhà trường. 

Hiện nay, có một số thông tin trên mạng về việc Zoom Meeting bị dính lỗ hổng bảo mật dẫn đến việc bị lộ thông tin cá nhân người sử dụng. Kẻ xấu phá hoại và đưa những hình ảnh không tốt gây ảnh hưởng tâm lý và nhận thức của học sinh. Chính vì vậy, Sở Giáo dục thành phố New York đã yêu cầu tất cả các trường học trên địa bàn không sử dụng phần mềm này (Theo VNE). Không chỉ vậy, rất nhiều nơi khác trên thế giới đã “cấm cửa” Zoom như Đài Loan, Anh,… 

Trước tình hình trên, tìm một giải pháp hỗ trợ việc học tập tại nhà của con là cần thiết. Đó có thể là những phần mềm thay thế có tính bảo mật cao hơn hoặc những bài giảng trên truyền hình hay tiết học online ở những hệ thống giáo dục uy tín. Đối với các em học sinh tiểu học hiện tại, cần phải cố gắng học tập để đảm bảo đạt được khung kiến thức cơ bản nhất. Thay vì chờ đợi phương án giải quyết không biết bao giờ khắc phục được thì chủ động để con học tập kiến thức là điều quan trọng nhất bây giờ. 

Giải pháp luyện thi vào 6 – HM6 Toàn Diện là phương pháp hỗ trợ học sinh luyện thi trực tuyến tại nhà từ Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến, với hơn 13 năm kinh nghiệm và 4 triệu học sinh đăng ký, HOCMAI là thương hiệu chất lượng với các giải pháp học tập tối ưu từ những giáo viên hàng đầu. Với quy trình Học – Ôn – Luyện – Kiểm tra, học sinh sẽ được cày sâu kiến thức một cách nhuần nhuyễn để sẵn sàng chinh phục mọi nội dung bài học, bài thi và cán đích với số điểm mong muốn. Đăng ký ngay giải pháp luyện thi HM6 để con tự tin chạm vào cánh cổng trường THCS mơ ước nhé.

=>>>Link đăng ký HM6: https://bit.ly/3c57Hyd