Học tốt Lịch sử – Địa lý 6: Tìm hiểu về thời gian và lịch cùng cô Trần Mai

0
1199

Theo trương trình GDPT mới lớp 6, các bạn học sinh sẽ được học một bộ môn mới kết hợp kiến thức về khoa học xã hội, đó là môn Lịch sử – Địa lý. Cùng làm quen với những bài học đầu tiên của môn học này về thời gian cùng cô Trần Mai – Giáo viên tại hệ thống giáo dục HOCMAI nhé!

Quý phụ huynh và học sinh có thể xem lại bài giảng môn Lịch sử – Địa lý của cô Trần Mai tại đây:

Qua một tiến trình lịch sử hàng trăm triệu năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số mốc thời gian quan trọng như sau: 

Vậy các bạn thử tưởng tượng xem, chuyện gì sẽ xảy ra nếu các mốc thời gian bị đảo lộn?

Nếu 200 triệu năm trước đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp. Giữa những lục địa khô cằn trên trái đất, những nhà máy mọc lên với những ống khói vươn lên trời. Vậy ai sẽ là người xây dựng và vận hành những nhà máy này, khi con người còn chưa xuất hiện? Nếu thế kỷ XVIII, con người vẫn sử dụng công cụ bằng đá, vậy làm cách nào để họ chế tạo ra các phương tiện giao thông? Các công nhân sẽ dùng rìu đá, cuốc đá để xây dựng nên những tòa nhà cao tầng?

Nếu thời gian trong lịch sử bị đảo lộn, chúng ta sẽ khó có thể tưởng tượng ra những gì đang xảy ra với chúng ta bây giờ.

Như vậy, muốn tìm hiểu và dựng lại lịch sử, yếu tố thời gian vô cùng quan trọng. Việc xác định thời gian và sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự sẽ giúp các nhà sử học dựng lại lịch sử một cách đúng đắn nhất và chúng ta có thể học tập và tìm hiểu về lịch sử.

Con người dựa vào đâu để xác định thời gian?

Từ thời xa xưa, con người đã nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại như ngày đêm luân chuyển, hết mùa đông lại đến mùa hè. Những hiện tượng này có mối liên hệ chặt chẽ với sự chuyển động của mặt trời và mặt trăng. Và đó chính là cơ sở để xác định thời gian.

Hiểu biết cơ bản nhất về Trái đất, Mặt trời và Mặt trăng

Sự chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời sinh ra các hiện tượng ngày và đêm, tạo ra các mùa trong năm. Sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất tạo nên hiện tượng thủy triều, ảnh hưởng đến sự sống của vạn vật trên trái đất. Từ những hiện tượng bất biến đó, người xưa đã tạo ra các khái niệm về Ngày, Tháng, Năm và sắp xếp chúng theo những quy ước khác nhau hợp với quy luật tự nhiên tạo ra khái niệm về lịch. 

Hiện nay, có hai cách tính lịch phổ biến đó là âm lịch và dương lịch. Dựa theo sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất người ta tạo ra âm lịch và dựa theo sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời người ta tạo ra dương lịch.

Âm lịch

Theo âm lịch, người xưa sử dụng tên các con giáp để đánh dấu thời gian.

Chúng ta có 12 con giáp: Tí Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Đây được gọi là các chi và cần phải được ghép với các can để hoàn chỉnh một đơn vị tính thời gian theo âm lịch. Chúng ta có 10 can: Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỉ. 

Ví dụ:

Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn là năm Mậu Tuất.

Năm 1789, Quang trung đánh tan 29 vạn quân Thanh được gọi là năm Kỷ Dậu.

Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công chính là năm Ất Dậu.

Dương lịch 

Khác so với âm lịch, dương lịch dùng các con số để đánh dấu thời gian. 

Ngày nay, người Việt Nam ta vẫn sử dụng song song hai loại lịch này. Bởi lẽ, chúng ta hàng ngày vẫn học tập, làm việc và sinh hoạt theo dương lịch. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những ngày kỷ niệm theo âm lịch như ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), các ngày Tết cổ truyền (30/12, 1,2,3/1 âm lịch), Tết trung thu (15/8 âm lịch).

Tùy vào các nơi trên thế giới mà người ta sử dụng một loại lịch khác nhau. Tuy nhiên, với tiến trình phát triển và hội nhập giữa các quốc gia, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nếu mỗi nơi dùng một loại lịch sẽ rất bất tiện. Vì vậy, người ta đã thống nhất cho ra đời Công lịch.

Công lịch là lịch chung cho các nước. Theo quy ước quốc tế, công lịch hiện nay lấy năm tương truyền chúa Giê-xu (Người sáng lập ra đạo Thiên chúa) ra đời làm năm đầu tiên của Công Nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên. Theo đó, thứ tự thời gian theo công lịch sẽ có một mốc, gọi là công nguyên. Năm công nguyên được coi là năm 0. Thời gian trước công nguyên sẽ được đếm lùi và thời gian sau mốc 0 sẽ được đếm tăng dần lên.

Ví dụ:

Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược Âu Lạc bắt đầu thời kỳ Bắc Thuộc của dân tộc ta.

Năm 73 TCN đến năm 71 TCN đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của Spartacus (Roma).

Năm 1010 là năm Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long.

Bài tập luyện tập:

Câu 1: Từ năm 2020 đến năm 1010 là bao nhiêu năm? 

Đáp án là 1010, lấy 2020 trừ 1010 bằng 1010

Câu 2: Từ năm 179 TCN đến năm 2020 là bao nhiêu năm? 

Đáp án là 2199 năm, đối với năm TCN ta phải tính từ năm 179 về mốc 0 là 179 năm và tính từ 0 đến 2020 là 2020 năm. Từ đó, 179 + 2020 = 2199 năm.

Qua bài học trên, cô Trần Mai đã giúp các bạn hiểu hơn về việc tại sao ta cần phải xác định và sắp xếp đúng trình tự thời gian. Mục đích của việc này là để có thể tìm hiểu về lịch sử một cách chính xác. Ngoài ra các bạn học sinh cũng biết thêm về các căn cứ mà người xưa đã làm ra lịch, biết cách đọc các thông tin trên một tờ lịch âm, lịch dương.

Để học tốt môn Lịch sử – Địa lý lớp 6, làm quen sớm với với kiến thức lớp 6 theo chương trình GDPT mới , bố mẹ và các bạn học sinh có thể tham khảo khóa Học tốt lớp 6 (2021-2022) của HOCMAI. Tại khóa học này, các bạn học sinh sẽ được học đầy đủ các môn Toán, Văn, KHTN, Lịch sử và Địa lý, Tin học theo chuẩn sách giáo khoa chương trình mới. Với sự giảng dạy của các thầy cô giáo giỏi chuyên môn tại HOCMAI, bố mẹ sẽ yên tâm cho con theo học ngay từ mùa hè này chuẩn bị vững vàng kiến thức, tự tin bứt phá trong năm học đầu cấp này.

>> ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG HỌC THỬ MIỄN PHÍ<<<

Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí!