Học tốt Ngữ văn 6 bộ Cánh diều: Tìm hiểu về thể loại truyện truyền thuyết qua văn bản Sự tích Hồ Gươm – Cô Nguyễn Thị Nga

0
1871

Trong bộ sách Cánh diều của chương trình lớp 6, các em học sinh sẽ được học về thể loại truyện truyền thuyết. Qua phần tìm hiểu về văn bản Sự tích Hồ Gươm, cô Nguyễn Thị Nga – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống giáo dục HOCMAI đã giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về những đặc trưng của loại truyện này, đồng thời có những câu chuyện liên hệ rất thú vị về Sự tích Hồ Gươm với thực tiễn đời sống. Bố mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Về thể loại truyện truyền thuyết

Truyện truyền thuyết được biết đến là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử. Điểm đặc biệt của thể loại truyện này là yếu tố “truyền miệng”. Nghĩa là câu chuyện sẽ không có một bản gốc nào đúng nhất. Tất cả đều là những lời kể lại của nhân dân ta lan truyền trong dân gian để truyền tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương. Trong các câu chuyện truyền thuyết, biện pháp nghệ thuật được phổ biến sử dụng là khoa trương, phóng đại, đồng thời cũng sử dụng nhiều các yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Từ những lý giải cơ bản trên, đối với văn bản Sự tích Hồ Gươm, cô Nga đã đưa ra 3 điểm quan trọng mà các bạn học sinh cần chú ý để xác định được văn bản này là truyện truyền thuyết. Cụ thể như sau:

Yếu tố tưởng tượng kỳ ảo

Có thể kể đến trong văn bản, một số những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo sau:

  • Lê Thận đi kéo lưới đánh cá và tìm được được lưỡi gươm thần. Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ “thuận thiên”. 
  • Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà, tự nhiên động đậy. 
  • Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa. 
  • Một lần đi thuyền tại hồ Tả Vọng, Rùa Vàng ngoi lên mặt nước đòi gươm

Từ đó, ta có thể rút ra nhận xét rằng chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thực trong đời sống, do con người tưởng tượng hư cấu tạo nên. Đây chính là một trong những yếu tố đặc trưng nhất của thể loại truyền thuyết, góp phần xây dựng hình ảnh cũng như hình tượng nhân vật trong truyện mang màu sắc huyền thoại trở nên đẹp đẽ hơn gấp nhiều lần. 

Ngoài ra, các chi tiết như lưỡi gươm, Rùa Vàng đòi gươm trong truyện còn vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người xưa. 

Các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử

Có thể thấy, cốt truyện của Sự tích Hồ Gươm được xây dựng trên sự kiện lịch sử có thật. Đó là vào cuối thế kỷ thứ XV, khi giặc Minh xâm lược nước ta. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã vùng lên khởi nghĩa. Sau nhiều cuộc chinh chiến oanh liệt, quân khởi nghĩa đã dành chiến thắng. Lê Lợi lên làm vua chính thức khôi phục nước Đại Việt và dựng lên nhà Hậu Lê. Sự tích Hồ Gươm đã dựa vào câu chuyện lịch sử này để giải thích về nguồn gốc của Hồ Gươm.

Là một câu chuyện mang tính lịch sử, nhiều từ ngữ được sử dụng trong văn bản là từ cổ, từ Hán Việt mang tính trang trọng, các bạn học sinh cần chú ý:

  • Thiên hạ: Mọi người trên đời
  • Đức Long Quân: “Đức” là tiếng tôn xưng dành cho vua chúa, thần thánh, “Long Quân” là Lạc Long Quân, ý muốn nói về Lạc Long Quân một cách trang trọng.
  • Tùy tòng: “tùy” là theo, “tòng” là đi theo, mang nghĩa đi theo để giúp việc
  • Thuận thiên: “thuận” là theo, “thiên” là trời, ý chỉ thuận theo ý trời
  • Nhuệ khí: “khí” là trạng thái tinh thần, “nhuệ” là mạnh mẽ hăng hái, thể hiện tinh thần mạnh mẽ, hăng hái của quân dân ta trong cuộc khởi nghĩa
  • Hoàn Kiếm: “hoàn” là trả, “kiếm” gươm, có nghĩa là trả lại gươm

Yếu tố truyền miệng khiến Sự tích Hồ Gươm có nhiều dị bản

Đặc trưng của truyện truyền thuyết đó là yếu tố truyền miệng – yếu tố phổ biến trong thể loại văn học dân gian. Từ xa xưa khi chưa có chữ viết, những câu chuyện này đã được lan truyền trong nhân dân, từ người này qua người khác nên không thể tránh được sự “tam sao thất bản”. 

Ngoài bản ghi chép trong sách giáo khoa Ngữ Văn 6, có rất nhiều dị bản lưu truyền. Tham khảo một số dị bản của Sự tích Hồ Gươm:

Chúng ta sẽ chấp nhận những dị bản mà có thể đảm bảo ý nghĩa của truyền thuyết, di bản nhưng không dị truyền. Một số dị bản như trong tờ lịch ở trên, có cách sử dụng từ ngữ diễn tả không phù hợp khiến cho câu chuyện không giữ được giá trị cũng như ý nghĩa. Cho nên, cách ghi chép như trong sách giáo khoa về Sự tích Hồ Gươm được coi là phù hợp nhất, câu chuyện sẽ được kể một cách ý nghĩa, giàu giá trị nhân văn hơn. 

Liên hệ thực tiễn Sự tích Hồ Gươm với đời sống

Qua văn bản Sự tích Hồ Gươm các bạn học sinh đã hiểu hơn về nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm. Hồ Gươm hay Hồ Hoàn kiếm tọa lạc ở trung tâm của thủ đô Hà Nội. Đây không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử mà còn được xem là danh thắng bậc nhất của Thủ đô. Vẻ đẹp của hồ đã làm say mê bao tâm hồn nghệ sĩ, thi ca, làm du khách bốn phương không khỏi trầm trồ, thích thú. Đối với người dân Thủ đô thì hồ như một địa điểm quen thuộc để đi dạo. Nơi đây cũng là địa điểm tổ chức rất nhiều sự kiện quan trọng như Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Có thể nói, đối với người dân Hà Nội và cả du khách tứ phương, Hồ Gươm luôn mang đến những cảm giác bình yên, tĩnh lặng lạ thường.

Cô Nga cũng gợi ý rằng nếu có cơ hội các bạn học sinh hãy đến với Hồ Gươm để có thể trực tiếp ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp của nó.  

Để tìm hiểu nhiều hơn về các bài học cũng như về bộ sách Cánh diều lớp 6 mới, bố mẹ có thể tham khảo chương trình Học tốt lớp 6 (2021-2022) của HOCMAI do cô Nguyễn Thị Nga trực tiếp tham gia giảng dạy. Với cách truyền đạt dễ hiểu và hướng dẫn tỉ mỉ, cô Nga không chỉ giúp các bạn học sinh tìm hiểu về các kiến thức nền tảng trong sách mà còn hướng dẫn giúp các em mở rộng tri thức về cuộc sống xung quanh.

Cùng tham gia khóa Học tốt 6 (2021-2022) để giúp con không bỡ ngỡ chương trình Ngữ văn 6, vững bước trong năm học đầu tiên của cấp học mới.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 0936 5858 12 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!