Từ những năm tháng ở bậc Tiểu học, học sinh đã sớm được làm quen, tiếp xúc với kiến thức về “từ đơn – từ phức”. Lên lớp 6, các em sẽ tiếp tục được học chuyên sâu và mở rộng hơn về chủ đề này. Thông qua bài giảng của thầy cô, các em vừa được tiếp thu kiến thức, vừa khám phá ra cái hay, cái đẹp tiềm ẩn của ngôn ngữ mẹ đẻ, đồng thời qua đó bồi dưỡng lòng tự tôn dân tộc, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Phụ huynh và các con cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm chắc những nội dung trong bài giảng môn Ngữ văn 6, sách Cánh Diều của cô Nguyễn Thị Nga nhé.
Video bài giảng của cô Nga:
I/ Khởi động
Để giúp học sinh có thể bắt đầu tiết học một cách vui vẻ, hứng khởi, cô Nga đã tổ chức trò chơi “Tập thể dục cho bộ não” bằng những câu đố vui tiếng Việt. Sau khi đọc câu hỏi xong, các em thử suy nghĩ một chút rồi sau đó hẵng so sánh với đáp án bên dưới để đối chiếu nhé.
Câu 1:
Ba anh cùng giống cánh mình
Tròn xoe như trái trứng gà nhà ai
Một anh đội mũ thật hay
Anh kia làm biếng cô thời thêm râu
Là gì?
Câu 2:
Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1?
Câu 3:
Bỏ đầu tiếng gọi thiết tha
Bỏ đuôi hóa trái ai mà chẳng hay
Giữ nguyên là thú vui say
Được chơi cùng nước những ngày hè sang?
Câu 4:
Hãy chỉ ra 1 từ trong tiếng Việt mà khi bỏ đi dấu huyền thì vẫn giữ nguyên nghĩa của nó.
Câu 5:
Nhờ tôi cuộc sống tươi xanh
Mưa hòa gió thuận trong lành không gian
Khi rơi mất nón trên ngàn
Chuối, cam chẳng thấy, thấy toàn ớt thôi?
Đáp án:
Câu 1: Chữ “o”; “ô”; “ơ”
Câu 2: Chữ “a”
Câu 3: Chữ “bơi”
Câu 4: Chữ “lờ”
Câu 5: Chữ “cây”
Thông qua những câu hỏi khởi động của cô Nga chia sẻ, chúng ta đã nhận thấy rằng nếu để ý và tìm hiểu kĩ sẽ thấy tiếng Việt vô cùng thú vị. Cô Nga chia sẻ thêm rằng, tiếng Việt còn trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhạc sĩ viết nên những câu thơ, những bài hát hay đi vào lòng người.
II/ Mục tiêu bài học
Học sinh cần biết sau mỗi bài học các em cần đạt được những mục tiêu gì để có thể dễ dàng đánh giá trong quá trình học tập. Với bài học thực hành tiếng Việt “Từ đơn – từ phức”, sau bài học các em sẽ:
– Phát triển năng lực tự học và năng lực ngôn ngữ:
- Ôn tập lại kiến thức về từ, cấu tạo từ tiếng Việt
- Thực hành làm các dạng bài tập, từ đó hiểu những phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập
– Bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước:
- Có ý thức tìm hiểu và mở rộng vốn từ
- Biết yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
III/ Khám phá kiến thức
1. Ôn tập lý thuyết
“Phiếu bài tập số 1: Em hiểu gì về từ trong tiếng Việt” sẽ giúp học sinh ôn lại các kiến thức cũ về từ tiếng Việt đã được học ở bậc Tiểu học.
Sau khi hoàn thành, các em đối chiếu với đáp án cô Nga đưa ra nhé:
Từ phiếu học tập số 1, chúng ta có thể đưa ra được những kết luận đầu tiên:
– Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
– Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
2. So sánh từ ghép với từ láy
Trước khi so sánh, cô Nga đưa ra một số ví dụ như dưới đây để giúp các bạn học sinh dễ hình dung:
Kiểu cấu tạo từ | Ví dụ | |
Từ đơn | Ông, bà, cha, mẹ, anh, em,… | |
Từ
phức |
Từ ghép | Mùa xuân, tiếng hát, xanh tươi,… |
Từ láy | Nhanh nhẹn, sáng sủa, tươi tắn |
Từ những ví dụ đã lấy ở trên, các em hoàn toàn có thể so sánh để chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa từ ghép và từ láy. Học sinh chú ý để nắm được nội dung trong bảng so sánh dưới đây:
Giống nhau | Khác nhau | |
Từ ghép | Từ
phức |
Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa |
Từ láy | Các tiếng có quan hệ với nhau về mặt hình thức: láy lại âm đầu, vần, hoặc cả âm đầu và vần |
3. Sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt
Cô Nga giảng giải: “Từ ngữ thì có rất nhiều cách phân loại, nhưng trong phạm trù bài học này thì chúng ta sẽ phân theo cấu tạo của từ”. Theo đó, ta có sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt như dưới đây:
IV/ Luyện tập
* Phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2 yêu cầu các bạn học sinh hãy tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau:
Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua/
Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn.
Cô Nga cũng nhắc lại kiến thức một lần nữa cho học sinh nhớ kĩ trước khi bắt tay vào hoàn thành phiếu bài tập số 2. Theo đó:
– Từ đơn: là những từ chỉ có một tiếng trở lên và có nghĩa
– Từ ghép: là những từ được ghép bởi các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa
– Từ láy: là những từ được ghép bởi các tiếng có mối quan hệ với nhau về âm
Ngoài ra, cũng có một số từ ghép giả láy (ví dụ: hoa hồng, học hành,…). Do đó, nếu chỉ dựa trên cấu tạo thôi thì vẫn chưa ổn mà còn cần phải xét đến cả nghĩa của từ đó nữa. Nếu trong một từ mà cả 2 tiếng có mối quan hệ với nhau về mặt hình thức (có sự láy âm) nhưng 2 tiếng đó đều có nghĩa thì đó vẫn là từ ghép.
Ngược lại, nếu chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa (ví dụ: xinh xắn, long lanh,…) thì đó sẽ là những từ láy.
* Phiếu học tập số 3: Từ ghép
Bài luyện tập kiến thức tiếp theo sẽ là “Phiếu học tập số 3: Từ ghép”. Học sinh cần tìm hiểu xem mỗi từ ghép làng xóm, ngày đêm, trước sau, trên dưới, đầu đuôi, được thua, tìm kiếm, phải trái, bờ cõi, tài giỏi, hiền lành, non yếu, trốn tránh, giẫm đạp được tạo ra bằng cách nào?
Trong sách giáo khoa của các em đã đưa ra 2 cách để tạo ra từ ghép, đó là:
– Ghép các yếu tố có nghĩa gần nhau hoặc giống nhau
– Ghép các yếu tố có nghĩa trái ngược nhau
Học sinh căn cứ theo đó để hoàn thành phiếu học tập số 2 trong khoảng 2 phút. Sau đó, các em đối chiếu với kết quả dưới đây xem mình đã làm đúng và chưa đúng ở những chỗ nào nhé.
* Phiếu học tập số 4: Từ láy
Với bài tập này, học sinh được yêu cầu xếp các từ láy trong những câu dưới đây vào 2 nhóm thích hợp (nhóm “gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật” và nhóm “gợi tả, mô phỏng âm thanh”):
a. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. (Thạch Sanh)
b. Suốt ngày, nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch Sanh)
c. Một hôm, cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước lên, nấp sau bụi cây rình xem thì thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây, thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. (Sọ Dừa)
Trước hết, ta cần tìm các từ láy xuất hiện trong 3 câu trên.
Các từ láy là: lủi thủi, rười rượi, rón rén, véo von.
Ta xếp các từ láy vào 2 nhóm như sau:
Gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật | Gợi tả, mô phỏng âm thanh |
Lủi thủi, rười rượi, rón rén | Véo von |
* Phiếu học tập số 5
Phiếu học tập yêu cầu: Dựa theo câu mở đầu các truyền thuyết và cổ tích đã học, em hãy viết câu mở đầu giới thiệu nhân vật của một truyền thuyết hoặc cổ tích khác mà em muốn kể.
Trước khi đưa ra gợi ý cho phiếu học tập số 5, cô Nga dặn dò các bạn học sinh: “Các em phải luôn nhớ rằng những bài viết, những câu viết của cô ở trong bài học chỉ là gợi ý thôi. Dựa trên gợi ý đó, mỗi em học sinh sẽ có một con đường viết, một cá tính viết, một phong thái dùng từ ngữ của riêng mình”.
Gợi ý mà cô đưa ra là như sau: Ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có vợ chồng nông dân nghèo, mãi về sau mới sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Cô Nga phân tích gợi ý mình đưa ra đã đảm bảo đủ cả 3 yêu cầu:
– Về thời gian: Đời Hùng Vương thứ sáu
– Về không gian: Làng Gióng
– Về nhân vật: cậu bé lên ba không biết nói, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
Cô Nga không quên dặn dò lại lần nữa: “Dựa trên những gợi ý này các em hãy sử dụng ngôn ngữ của mình, viết theo phong cách riêng chứ đừng ghi chép lại của cô nhé”.
V/ Vận dụng
Những điều dưới đây sẽ giúp học sinh “khám phá” thêm nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị về kho tàng từ vựng tiếng Việt. Chuyên mục “Em có biết” trong bài giảng của cô Nga sẽ mở ra cho em những điều mà có thể em chưa biết đâu.
1. Có khoảng bao nhiêu từ trong kho tàng từ vựng tiếng Việt?
Rất nhiều, không thống kê được con số chính xác. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thống kê được khoảng 40.000 từ thông dụng.
2. Trong kho từ vựng tiếng Việt, có xuất hiện các từ mới không? Em biết những từ mới nào?
Có. Do nhu cầu của đời sống thay đổi, đòi hỏi những từ vựng mới để diễn tả những khái niệm, sự vật, sự việc mới… Ví dụ: Phượt, cơm bụi, đường cao tốc, chát chít.
3. Có hiện tượng rơi rụng bớt từ ngữ trong kho tàng tiếng Việt không?
– Có. Trước đây, có những từ như: tác (tuổi), chiền (chùa).
Hoặc những từ như: thái y, thái giám, nông hội, khổ chủ,…
– Ngày nay, trong đời sống giao tiếp thường nhật, chúng gần như vắng bóng hẳn, hoặc hoàn toàn không còn nữa.
4. Giới trẻ hiện nay sử dụng tiếng Việt như thế nào? Em có đồng ý với cách sử dụng tiếng Việt như vậy không? Vì sao?
Cô Nga phân tích: “Cái gì lạ cũng sẽ dễ thu hút sự chú ý của mình. Tuy nhiên, không phải cái gì lạ cũng là hay, cái gì sáng tạo cũng là hay. Nếu như cái sự sáng tạo đó có quá nhiều yếu tố tiêu cực thì chúng ta cũng cần cân nhắc, suy nghĩ lại”. Cô đã chỉ ra những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực của hiện tượng này. Theo đó:
Yếu tố tích cực | Yếu tố tiêu cực |
Truyền đạt thông tin nhanh | Hiện tượng dị – lai căng (đánh mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tiếng Việt) |
Tiết kiệm thời gian | Lạm dụng tiếng nước ngoài, từ lóng, kí hiệu |
Có sự sáng tạo | Dẫn tới quan niệm lệch lạc |
Hoạt động giao tiếp trở nên phong phú, có sự giao lưu với thế giới | Mất đi sự trong sáng của tiếng Việt – cũng chính là đánh mất vốn văn hóa, lòng tự tôn dân tộc |
Từ những hiện tượng trên, chúng ta rút ra được bài học gì và thế hệ trẻ cần hành động như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ của cô Nga, phụ huynh và các con theo dõi và suy ngẫm nhé:
– Có ý thức trân trọng vẻ đẹp tiếng Việt
– Sáng tạo trên chính nền tảng ngôn ngữ của nước mình. Tuy nhiên, sự sáng tạo này cũng cần phải có giới hạn để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.
– Trước một từ nước ngoài, hãy suy nghĩ xem có thể dùng từ tiếng Việt thay thế được hay không?
“Những biểu hiện trên sẽ chính tỏ mình là một người Việt chính cống, có lòng tự tôn dân tộc và cực kỳ yêu tiếng Việt” – Cô Nga hào hứng chia sẻ.
Trên đây là những hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Nga trong bài học thực hành tiếng Việt “Từ đơn – từ phức”, môn Ngữ văn lớp 6, sách Cánh Diều. Năm học mới đã chính thức bắt đầu, phụ huynh có con vừa mới vào cấp hai còn đang băn khoăn, lo lắng về những đổi mới trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì có thể tham khảo Chương trình Học tốt lớp 6 mới của HOCMAI. Chương trình sẽ là giải pháp học tập toàn diện giúp teen 2k10 được trang bị kiến thức đầy đủ, sẵn sàng “bứt phá” trong năm học 2021 – 2022.
Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy liên hệ Hotline 093 658 5812 hoặc ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!