Học tốt Toán 6 bộ Chân trời sáng tạo: Tìm hiểu về thứ tự thực hiện các phép tính – cô Lê Khánh Vy

0
1078

Phần cộng trừ nhân chia biểu thức trong chương trình môn Toán lớp 6 được coi là phần kiến thức nền tảng quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện các phép tính các đa thức ở trong những phần kiến thức tiếp theo sau này. Vậy làm thế nào để thực hiện một phép tính ra kết quả đúng? Hãy cùng cô Lê Khánh Vy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phụ huynh, học sinh xem chi tiết bài giảng “Tìm hiểu về thứ tự thực hiện các phép tính” của cô Lê Khánh Vy tại đây!

Trước khi tìm hiểu về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức, chúng ta cùng nhắc lại định nghĩa về Biểu thức trong toán học. Biểu thức là một dãy các số được nối với nhau bởi các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa…). Vậy khi thực hiện tính toán biểu thức, chúng ta phải thực hiện phép tính nào trước để ra được kết quả đúng nhất?  

Thứ tự thực hiện các phép tính

Trường hợp 1: 

Biểu thức chỉ chứa phép cộng trừ hoặc nhân chia, ta thực hiện từ trái qua phải 

Ví dụ: 

    25 + 37- 4 + 5 – 15

=     62     – 4 + 5 – 15

=        58        + 5 – 15

=            63          – 15 

= 48

Trường hợp 2:

 Biểu thức không chứa dấu ngoặc, thứ tự thực hiện các phép tính là:

Lũy thừa -> nhân chia -> cộng trừ

Ví dụ: 

    3 + 8 x 6 – 2^2

= 3 + 8 x 6 – 4

= 3 + 48 – 4

= 51 – 4

= 47

Trường hợp 3:

Đối với các biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước (tuân theo quy định nhân chia trước, cộng trừ sau). 

Trong dấu ngoặc -> lũy thừa-> nhân chia-> cộng trừ

Ví dụ: 

    (3 + 8) x 6 – 2^2

=  11       x 6 – 2^2

= 11 x 6 – 4

= 66 – 4

= 62

Đối với biểu thức chứa nhiều dấu ngoặc ta thực hiện theo thứ tự: (…) -> […] -> {…}

Ví dụ: 

   100 : {2 x [52 – (35 – 8)]}

= 100 : {2 x [52 – 27]}

= 100 : {2 x 25}

= 100 : 50 

= 2

 

Bài tập luyện tập 

Bài 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:

  1. 10 + (8 + 20 : 4)
  2. 20 : 2^2 . 5
  3. 4^2 + (365 – 289) . 3
  4. 100 – (16 +74)
  5. (64 . 5 + 36 . 5) – 2^3
  6. 30 – [40 – (5-1)^2]

Bài 2. Tìm x

  1. 3. 2^x – 3 = 45
  2. (x-233) . 3 + 34 = 280

 

Từ một số bài tập trên các bạn có thể rút ra một số mẹo làm bài như sau:

  • Đối với bài toán tính giá trị biểu thức thông thường, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự: lũy thừa, nhân chia trước, cộng trừ sau; trong dấu ngoặc trước, ngoài dấu ngoặc sau.
  • Đối với bài toán tìm x, ta thực hiện ngược lại công thức trên để tìm dần về x.

Qua bài giảng của cô Khánh Vy, các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững hơn cách tính giá trị biểu thức, trình tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. Và các bạn đừng quên để có thể nhớ và chắc kiến thức phần này, hãy luyện tập thật nhiều từ các bài toán đơn giản đến phức tạp để rèn luyện thêm kỹ năng giải toán nhanh nhé.

Quý vị phụ huynh và các bạn học sinh cùng đừng quên, theo dõi các bài giảng học thử của chương trình Học tốt lớp 6 (2021-2022) vào khung 20h00 tối Thứ Hai, Tư, Sáu để trải nghiệm phương pháp dạy học theo chương trình GDPT mới của cô Lê Khánh Vy ở môn Toán và các thầy cô dày dạn kinh nghiệm ở các bộ môn khác như Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con tìm hiểu trước về chương trình lớp 6 mới thông qua khóa Học tốt lớp 6 (2021-2022) của HOCMAI. Với khóa học này, HOCMAI đã xây dựng theo chuẩn chương trình GDPT mới của Bộ GD&ĐT giúp các con học sinh trang bị kiến thức cơ bản bám sát sách giáo khoa, đồng thời giúp các con tự tin, chủ động, bứt phá điểm số trong năm học mới.

ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ NHẬN BÀI GIẢNG HỌC THỬ KHÓA HỌC TỐT 6 (2021-2022)

Mọi thông tin chi tiết liên hệ ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí!