Học trực tuyến là chủ đề khá hot trong những ngày qua. Vậy hiệu quả của phương pháp học mới mẻ này đến đâu là điều mà cả xã hội quan tâm.
Cứ đến 20h tối, chị Phương (trú tại quận Thanh Xuân) lại hò con học “Bống ơi, mở máy tính lên đi con, cô giáo chuẩn bị dạy rồi. Đáp lại lời thúc giục của mẹ, Bống – bé gái 10 tuổi chậm rãi ngồi vào bàn với vẻ mặt không mấy hứng khởi”.
Chia sẻ về vấn đề này, chị Phương cho hay: “Hiện tại mình đang rất băn khoăn về hình thức học online mà các thầy cô đang áp dụng. Hiệu quả đâu chưa thấy nhưng trước mắt hình thức này khiến con không tập trung học!”
Đây không chỉ là vấn đề của riêng chị Phương mà là thực trạng chung của nhiều gia đình hiện nay. Để có được những đánh giá chính xác nhất, ta sẽ đi tìm hiểu đó có phải là hình thức học trực tuyến đúng nghĩa hay không? Và nếu không thì nó đang gặp phải những vấn đề gì?
Những khó khăn mà giảng dạy trực tuyến đang đối mặt
Học sinh không đến trường không có nghĩa là giáo viên được nghỉ, trong thời điểm hiện tại, rất nhiều giáo viên vẫn đang giảng dạy như bình thường. Các em học sinh sẽ được học tập thông qua những ứng dụng sẵn có thế nhưng phần lớn các lớp học online hiện nay đều gặp phải tình trạng không đủ sĩ số, các hệ thống bài giảng, bài tập chưa được bài bản, thống nhất. Đấy là chưa kể, các thầy cô thậm chí là cha mẹ cũng đang không có phương pháp để kiểm tra tình hình học của con hiệu quả. Vậy khó khăn đến từ đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Khó khăn thứ nhất nằm ở mặt quản lý học sinh. Với một lớp có sĩ số từ 40-50 học sinh thì việc kiểm soát các con online đúng giờ là rất khó. Lịch học được lên sẵn và cố định theo khung giờ cố định. Đây chính là lý do khiến nhiều con “bỏ lỡ” tiết học do một số yếu tố ngoại cảnh tác động như: mất mạng, các thiết bị phát sóng gặp trục trặc hoặc do hôm đó sức khỏe của con không được tốt”.
Không kiểm soát được việc học của con chính là khó khăn thứ hai mà hình thức này đang gặp phải. Ngay bản thân thầy T.L – Giáo viên chủ nhiệm tại một trường Tiểu học tại Hà Nội cũng chia sẻ: “Việc giảng dạy trực tuyến đang gặp khá nhiều bất cập. Bài tập giao, các con không chịu làm, tôi cũng chẳng thể kiểm soát nổi. Đấy là chưa kể trong quá trình học con còn chơi game, còn nói chuyện riêng với bạn bè xung quanh khiến tiết học không hiệu quả. Nói thật, với hình thức này tôi thật sự không làm được!”
Khó khăn thứ ba nằm ở trang thiết bị của mỗi tiết học. Chắc cha mẹ cũng biết, một bài giảng muốn hay, muốn thu hút học sinh thì phải đảm bảo được 3 yếu tố: thứ nhất phương pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn, thứ hai âm thanh truyền tải rõ ràng, thứ ba hình ảnh sắc nét với góc máy phù hợp với các con. Đáp ứng đủ 3 yếu tố đó thì chắc chắn sẽ bài giảng sẽ đạt được hiệu quả cao!
Tuy nhiên, học trực tuyến ở thời điểm hiện tại lại không đáp ứng được điều đó. Bởi lẽ trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ không đạt tiêu chuẩn cao. Chứng kiến những giờ học “mờ ảo” do đường truyền mạng không ổn định, âm thanh lúc được lúc không do không bắt được mic là những điều mà các lớp học online đang gặp phải. Đấy là chưa kể, với nhiều giáo viên truyền thống vì không quen đứng trước ống kính nên chắc chắn họ sẽ có những biểu hiện gượng gạo, thiếu tự nhiên.
Dựa vào những lý lẽ trên, ta có thể khẳng định đó không phải là hình thức học trực tuyến đúng nghĩa. Vậy hình thức này là gì? Nó có thực sự phù hợp với học sinh, đặc biệt là các con Tiểu học khi mà ý thức và độ tập trung của con còn chưa cao?
Học trực tuyến là gì? Tính hiệu quả của nó ra sao?
Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0 khiến đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-Learning trở thành một xu thế tất yếu trong xã hội. Có thể cha mẹ không biết đây là phương pháp học được nhiều quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng có thể kể đến như: Mỹ, Singapo, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,… và hiện nay nó được coi là một trong những ngành công nghiệp sôi động nhất thế giới.
Thep The Economist số người tham gia học E-learning gia tăng nhanh chóng từ khoảng 36 triệu người năm 2015 lên 60 triệu người năm 2016 và đạt gần 70 triệu người vào năm 2017. Những con số biết nói trên đã chứng tỏ một điều: Phương pháp giảng dạy trực tuyến thực sự hiệu quả nếu con áp dụng đúng cách.
Với hình thức học trực tuyến, con sẽ phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo đồng thời có cơ hội tiếp cận nguồn kiến thức phong phú, mới mẻ với chi phí hợp lý nhất. Việc học tập sẽ được tuân thủ theo một chu trình khép kín, giúp con nhanh chóng đạt được mục tiêu.
Thứ nhất, các bài giảng được upload đồng loạt trên website. Nhờ vậy, con không nhất thiết phải học theo một khung giờ cố định mà có thể chủ động thời gian và không gian học. Việc áp dụng theo một lịch học mà con cảm thấy thoải mái sẽ giúp con dễ dàng tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Thứ hai, hình thức học trực tuyến trên thế giới có các dịch vụ đa dạng giúp cha mẹ thuận tiện theo dõi tình hình học tập của con. Nhờ có dịch vụ cha mẹ không chỉ đánh giá được kết quả học của con mà còn kiểm soát được độ tập trung, chú tâm của con trong việc học.
Cuối cùng, xét về chất lượng thì cha mẹ có thể yên tâm 100%. Vì là những bài giảng được quay dựng sẵn nên chất lượng các video đạt tiêu chuẩn cao. Các bài giảng đáp ứng đầy đủ yêu cầu âm thanh rõ ràng, hình ảnh sắc nét, hiệu ứng sinh động, hấp dẫn.
Như vậy, quay lại câu chuyện học online phía trên ta có thể khẳng định hình thức đó không thực sự đúng nghĩa là học trực tuyến bởi nó không đáp ứng đủ tiêu chí cần thiết.
Tuân thủ, phát triển những yếu tố cần có, HOCMAI là địa chỉ uy tín, tin cậy để con bổ sung kiến thức trong mùa dịch. Các khóa học của HOCMAI áp dụng theo 5 quy trình HỌC – ÔN – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA. Áp dụng theo 5 quy trình này, con không chỉ có cơ hội được tiếp cận với hệ thống bài giảng đầy đủ bám sát theo chương trình học của Bộ GD&ĐT mà còn được tiếp cận với hệ thống dịch vụ khép kín từ quá trình hỏi đáp được giải đáp ngay tức khắc đến quá trình kiểm soát tình hình học của con (giờ học, thời gian học, kết quả bài kiểm tra,…) đều được cha mẹ nắm chắc trong lòng bàn tay.