Học Văn và 3 lỗi sai âm thầm để lại tai họa ngầm cho sĩ tử vào 10

0
3301

Nếu việc học Văn của các teen lớp 9 đang dậm chân tại chỗ, rất có thể bạn đang vấp phải một trong 3 sai lầm sau mà không hề hay biết.

1. HỌC VĂN LÀ KHÔNG CÓ CÔNG THỨC?

Nhiều bạn teen thường cho rằng môn Văn chủ yếu là cảm xúc bay bổng, độ rung cảm đối với cái đẹp, cách sử dụng từ ngữ nhuần nhuyễn… Các bạn sẽ phải giật mình khi biết rằng Văn cũng giống như các môn học khác, có những công thức phải tuân thủ! Tuy nhiên, công thức của Văn nó không phải là những con số, những dấu biểu thức mà là cấu trúc viết bài, phân tích bài.

Cấu trúc quen thuộc nhất là một bài Văn hoàn chỉnh sẽ có 3 phần:

  • Phần mở bài nêu ra ý chính của cả bài
  • Phần Thân bài là phần triển khai ý chính thành các ý nhỏ để làm rõ yêu cầu của đề bài
  • Phần Kết bài sẽ khái quát lại ý chính một lần nữa đồng thời mở rộng, nâng cao ý chính.

chan-chi-trong-hoc-tap-1

Trong môn Văn cũng sẽ có nhiều công thức khác. Chẳng hạn khi viết bài nghị luận xã hội. Bạn sẽ phân tích phần Thân bài với một số gạch đầu dòng như giải thích khái niệm đề bài đưa ra, tại sao lại có khái niệm đó, khái niệm đó có ảnh hưởng đến những ai, ảnh hưởng như thế nào….

Thiếu đi những công thức này, bài Văn sẽ mất đi tính logic, xuyên suốt. Những bài Văn đạt điểm cao là những bài Văn có một bố cục rất chắc chắn – dựa trên những công thức hoàn hảo điểm 10 cho chất lượng.

2. LỖI LẶP TỪ, LÀM SAO SỬA?

Thầy Nguyễn Phi Hùng – Hệ thống giáo dục HOCMAI chia sẻ: Đây là lỗi thường mắc phải của rất nhiều bạn học sinh hiện nay. Muốn khắc phục lỗi, phải biết nguyên nhân phát sinh lỗi ấy.

nph

Theo thầy, có hai nguyên nhân khiến các bạn học sinh hay bị lặp từ:

  1. Do các bạn nghèo vốn từ. Vậy khắc phục bằng cách tích luỹ vốn từ cho đa dạng, phong phú và giàu có để mình có nhiều sự lựa chọn mà thay thế, tránh lặp lại. Chú ý tích góp vốn từ trong quá trình đọc sách vở, tài liệu, giao tiếp hàng ngày.
  1. Do khi viết các bạn không có ý thức về việc lặp từ. Mình viết theo bản năng và cảm tính, không có ý thức trong việc dùng từ, lựa chọn từ ngữ. Muốn khắc phục, các teen cần dành thời gian đọc lại các bài, các đoạn của mình, phát hiện lỗi lặp từ và sửa lại cho đúng, cho quen. Khi viết cần luôn luôn có ý thức tỉnh táo trong việc lựa chọn từ ngữ để tránh lặp từ.

Cả hai nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự thiếu hụt của vốn từ và thói quen hành văn của các bạn. Để sửa các lỗi này, cần thời gian, ý thức nghiêm túc luyện tập, tích luỹ kho vốn từ ngữ của bản thân.

3. VIẾT VĂN CÀNG DÀI ĐIỂM CÀNG CAO?

Có rất nhiều thầy cô khuyên các bạn teen viết dài. Thực ra, lời khuyên này không sai nhưng chưa đủ.

Viết dài ở một mức độ nhất định mới có thể truyền tải hết được những kiến thức, dẫn chứng các thầy cô chấm bài yêu cầu.

Tuy nhiên, khi các bạn viết dài mà cứ lan man, không đi vào trọng tâm thì việc viết truyền tải này đã không còn ý nghĩa mà sẽ phản tác dụng. Các bạn sĩ tử có thể bị đánh giá là lan man, xa đề.

Vậy thì viết bao nhiêu là đủ?

Đáp án cho câu hỏi này phụ thuộc vào mỗi người: khả năng cảm thụ văn học, tốc độ viết, cách phân bố thời gian làm bài,….

Chúc các bạn học sinh học tốt môn Văn!