HOT- GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN VÀO 10 TP. HCM NĂM 2024

0
2090

Sáng nay, ngày 6/6/2024, các thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường THPT TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu làm bài thi Ngữ văn với thời gian làm bài 120 phút. Phụ huynh cùng học sinh theo dõi đề thi và nhận định về đề thi từ các giáo viên từ hệ thống giáo dục HOCMAi ngay trong bài viết dưới đây!

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của TP. Hồ Chí Minh năm 2024

Đề thi chính thức tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn của TP. Hồ Chí Minh năm 2024 đang được HOCMAI cập nhật nhanh và chính xác nhất:

=> Xem ngay: Hướng dẫn đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ văn TP. Hồ Chí Minh năm 2024 tại đây!

Gợi ý đáp án

 

GỢI Ý LÀM BÀI KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024 – 2025

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN NGỮ VĂN

Tổ Ngữ văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI

Câu  Phần Nội dung
1 a) – Thời điểm diễn ra: Kỉ niệm 49 năm Thống nhất đất nước và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

– Chủ đề: “Tôi yêu Tổ quốc tôi”.

b) Thành phần biệt lập: Phụ chú (Được đặt giữa hai dấu gạch ngang)

“Hành trình đến với Trường Sa – vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc – đã để lại nhiều cảm xúc cho tất cả các thành viên trong đoàn.”

c) Đoạn thơ tuy ngắn nhưng đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người lính Trường Sa:

  • Những anh lính tuổi đời còn trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, hăng hái với tình yêu quê hương luôn sục sôi trong trái tim. Họ chính là thế hệ tương lai, là niềm hy vọng của Tổ quốc. 
  • Sống và chiến đấu nơi Trường Sa, họ đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, luôn tiềm ẩn nguy cơ từ những thế lực thù địch. Nhưng họ vẫn luôn giữ vững tinh thần, ý chí, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất, tấc biển thiêng liêng của Tổ quốc. 
  • Họ là những anh hùng thầm lặng cống hiến nhiệt huyết thanh xuân cho biển đảo Tổ quốc. Chúng ta cần trân trọng, ghi nhớ và biết ơn những hy sinh thầm lặng của họ, để bảo vệ và phát triển biển đảo quê hương ngày càng giàu đẹp.
d) Tổ chức cho các bạn trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm như:

  • Tham gia hoạt động “giải cứu môi trường biển” bằng cách thu gom rác thải, trồng cây xanh ven biển.
  • Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: vẽ tranh, múa hát về biển đảo,…

Tổ chức các chiến dịch truyền thông: 

  • Khởi động chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội với hashtag #Traitimhuongvebiendao.
  • Khuyến khích các bạn trẻ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về biển đảo lên mạng xã hội.

Lí do tổ chức các hoạt động trên: 

  • Các hoạt động giao lưu, trải nghiệm sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận thông tin một cách trực quan, sinh động, từ đó khơi dậy niềm đam mê, lòng tự hào về biển đảo quê hương.
  • Chiến dịch truyền thông sẽ giúp lan tỏa thông điệp yêu biển đảo đến với đông đảo bạn trẻ, tạo hiệu ứng cộng đồng và góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng, vẻ đẹp của biển đảo Tổ quốc.
2 Thông thường người ta nghĩ bằng khối óc – suy nghĩ, nhận thức, đánh giá,… về con người, cuộc sống bằng lý trí, trí tuệ, kiến thức…. Nhưng trong quyển sách Một nghệ thuật sống (NXB Trẻ, 2018), tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần lại khuyên: Biết nghĩ bằng con tim.

Em có đồng ý với lời khuyên trên hay không? Hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của em 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận;

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân

bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

Vấn đề nghị luận: Đồng ý với quan điểm của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần: “Biết nghĩ bằng con tim”.

Giải thích: 

  • Hành động theo trí óc thể hiện sự logic, khách quan thuần túy còn nghĩ bằng con tim tức là đặt tình cảm, cảm xúc lên trên những điều đúng/sai thông thường. 
  • “Biết nghĩ bằng con tim” là sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và cảm xúc. Nó là khả năng sử dụng trái tim để thấu hiểu, cảm thông với người khác, từ đó đưa ra những hành động phù hợp, mang tính nhân văn.

Biểu hiện: 

  • Những người biết yêu thương, chia sẻ, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ là những người có lòng nhân ái, biết trân trọng những giá trị tinh thần trong cuộc sống.

Chứng minh/ Phân tích: 

  • Con tim giúp ta kết nối với người khác: Khi ta biết thấu hiểu, cảm thông với người khác, ta sẽ dễ dàng xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. 
  • Con tim giúp ta sống cuộc sống ý nghĩa: Khi ta biết trân trọng những giá trị tinh thần, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và viên mãn hơn.
  • Con tim giúp ta làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn: Khi ta biết yêu thương, chia sẻ, ta sẽ góp phần tạo nên một xã hội nhân văn, ấm áp.
  • Tận dụng sự uyển chuyển của khối óc và con tim giúp chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn, tạo sự tin cậy và tôn trọng với mọi người xung quanh. 

→ “Biết nghĩ bằng con tim” không đồng nghĩa với việc gạt bỏ lý trí mà là hành trình hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó thôi thúc ta hành động theo hướng thiện. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cảm xúc mà không có sự kiểm soát của lý trí, ta có thể đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu sáng suốt, thậm chí gây ra những hậu quả đáng tiếc. 

Dẫn chứng:

  • Nguyễn Ngọc Mạnh – người anh hùng được nhiều người ngưỡng mộ và xuất hiện trên các trang báo hiện nay, anh đã cứu một bé gái rơi từ tầng mười ba của chung cư. Trong khi nhiều người đứng quan sát mà không làm gì thì anh đã lao thẳng đến đó để vươn tay đỡ em bé. Trái tim anh hùng lúc đó đã giúp anh thực hiện hành động nghĩa hiệp, điều ấy đã mách bảo anh phải cứu đứa trẻ đang gặp nguy hiểm. Hành động của anh Mạnh đã khiến nhiều người thán phục mà đâu ngờ rằng nó chỉ xuất phát từ một điều giản đơn – lắng nghe điều trái tim mách bảo. 

Phản đề: 

  • Việc lắng nghe trái tim còn cần một lí trí sắc sảo để phân tích vấn đề. Nếu chỉ làm theo con tim thì đôi khi ta sẽ phạm những sai lầm và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Bài học nhận thức và hành động:

  • Hãy rèn luyện cho mình một trái tim yêu thương từ những hành động đơn giản nhất như giúp đỡ những người xung quanh mình, biết thấu cảm trước những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống đầy bất ngờ đến với chúng ta. 

Kết luận: 

“Biết nghĩ bằng con tim” là một lời khuyên giúp ta sống một cuộc đời tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần sử dụng con tim một cách thông minh, kết hợp hài hòa với lý trí để đưa ra những quyết định sáng suốt.

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị

luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3 Đề 1 Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được tình cảm của gia đình đối với mỗi người.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng 
  • Tác giả sinh năm 1932, quê ở tỉnh An Giang.
  • Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. 
  • Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. 
  • Những năm kháng chiến chống Mĩ, ông trở về Nam Bộ, tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. 
  • Sau năm 1975, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khoá IV.
  • Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình.
  • Giới thiệu tác phẩm “Chiếc lược ngà” 
  • Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên. Tác phẩm đại diện cho văn học kháng chiến chống Mỹ nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng. 
  • Văn bản đã thể hiện được tình cảm sâu đậm và cao đẹp mà bé Thu dành cho ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Từ đó, người đọc nhận ra ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
  • Cảm nhận về tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” 
  • Hoàn cảnh: 
  • Ông Sáu đi chiến trường từ lúc bé Thu chưa đầy 1 tuổi và suốt 8 năm ròng 2 cha con không được gặp nhau, Thu chỉ biết đến ba qua bức ảnh chụp chung với má. 
  • Trong những năm tháng chiến tranh, ông Sáu bị thương và có một vết thẹo dài trên mặt, khiến cho gương mặt ông thay đổi. 
  • Đây là lần hiếm hoi và cơ hội quý giá mà ông Sáu được về thăm con.
  • Lần gặp gỡ đầu tiên
  • Giật mình, tròn mắt nhìn: Con bé sợ hãi, mặt tái đi
  • Con bé cảm thấy vô cùng sợ hãi, nó chối từ không nhận ông Sáu: Vụt chạy và kêu thót lên: Má! Má!
  • Trong những ngày nghỉ phép
  • Xa lánh, nhất quyết không gọi một tiếng ba, thậm chí còn nói trổng, với ông Sáu
  • Được ba gắp cho miếng trứng cá, con bé lấy đũa hất ra
  • Bị ba đánh, Thu không khóc, không nói gì, lặng lẽ chèo thuyền bỏ sang nhà bà ngoại

→ Thái độ của Thu theo lẽ thường có thể chưa phù hợp, nguyên do là bởi con bé chưa chấp nhận được sự thật ông Sáu chính là cha của nó.

  • Trước khi ông Sáu trở về chiến khu
  • Cô bé đứng ở góc nhà, không lại gần chỗ ông Sáu
  • Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao, đôi mắt của nó buồn và có vẻ nghĩ ngợi sâu xa
  • Lúc ông Sáu nói lời từ biệt, con bé bỗng thét lên tiếng Baa…a, rồi chạy đến ôm chầm lấy ông Sáu, níu giữ không cho ba đi, ôm chặt lấy cổ ba nó, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má.
  • Hành động “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của bá nó” như một lời xin lỗi, như một cách bày tỏ tình yêu thương vô bờ, sự kính trọng dành cho ba.
  • Thái độ của Thu đột nhiên thay đổi: từ việc cự tuyệt cha, con bé đã thể hiện tình cảm yêu thương vô cùng tha thiết, mãnh liệt và dường như nó không muốn để ông Sáu rời đi. 
  • Nguyên nhân của sự thay đổi ấy là vì con bé trước đây không thấy vết sẹo trên mặt ông Sáu khiến ông khác bức hình của mẹ nó giữ, nhưng sau khi được bà ngoại giải thích, Thu đã hiểu ra mọi chuyện và tha thiết được ở bên ba.

→ Nguyễn Quang Sáng đã tập trung miêu tả từng trạng thái, cảm xúc, hành động, lời nói của bé Thu, giúp chúng ta hình dung được những xúc cảm trào dâng trong lòng cô bé cũng như tình yêu cha thắm thiết của cô. Bé Thu yêu cha tha thiết nhưng tình yêu ấy cũng rạch ròi. 

  • Liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được tình cảm của gia đình đối với mỗi người.
  • Liên hệ thực tế cuộc sống: Ý nghĩa của gia đình đối với mỗi người
  • Gia đình là điểm tựa tinh thần, là những bài học đầu tiên mà chúng ta được học, là nơi chúng ta trở về sau những vấp ngã, khó khăn trong cuộc sống. 
  • Nơi gìn giữ những giá trị truyền thống, nhiều điều thiêng liêng mang ý nghĩa biểu tượng, những bài học đạo đức theo chúng ta đến hết cuộc đời. 
  • Nơi đem lại hạnh phúc cho cá nhân, nuôi dưỡng những cảm xúc, giá trị tinh thần tích cực 
  • Tạo sự kết nối bền chặt, gắn bó, sự tiếp nối giữa các thế hệ và tạo nên sợi dây vô hình giữa các thành viên. ….
  • Hoặc, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình: “Bếp lửa” (Bằng Việt)
  • Tình cảm của bà đối với cháu: nuôi cháu lớn khôn, đồng hành với cháu trong suốt tuổi thơ (bảo cháu nghe, dạy cháu làm, chăm cháu học,…)
  • Tình cảm cháu dành cho bà: sau những năm tháng tuổi thơ bên bà, khi đi xa, khi trưởng thành cháu luôn nhớ về bà với những nhọc nhằn, vất vả và những bài học đầu đời. 

→ Tình cảm gia đình là nguồn cảm hứng sáng tạo của rất nhiều nhà văn, nghệ sĩ, không chỉ trong tác phẩm văn học, giá trị tình cảm này còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau.

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đề 2
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận;

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Thí sinh lựa chọn một khổ thơ hoặc một đoạn thơ tiêu biểu về những tình cảm sâu sắc mà thơ ca khơi lên và phân tích.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”

1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

  • Tác giả: Y Phương (1948 – 2000), quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông có niềm đam mê với văn chương từ nhỏ, đặc biệt từ những năm tháng trong quân ngũ. Sau đó ông chuyển sang công tác tại Sở Văn hóa – thông tin Cao Bằng, Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Hội Nhà văn Việt Nam.
  • Đoạn thơ trích trong bài “Nói với con”, bài thơ được viết năm 1980 với cảm hứng tình yêu gia đình. Tác phẩm là những lời tâm tình, dặn dò của người cha dành cho người con. 
  • Qua đó, tác giả gợi ra suy ngẫm về giá trị của tình cảm gia đình, quê hương trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. 

2. Phân tích

Vai trò cội nguồn sinh dưỡng trong quá trình trưởng thành của con. 

  • Con lớn lên trong sự chờ mong, tình yêu thương của cha mẹ:
  • “Chân phải – chân trái”, “một bước – hai bước” phép đối tạo nên âm điệu tươi vui, tạo không khí đầm ấm gia đình, mỗi bước chân đầu tiên của con cha mẹ đều ngóng trông, sẵn sàng che chở, nâng niu. 
  • “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới” con là kết tinh của tình yêu hạnh phúc của cha mẹ. 
  • Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở từ “chạm, tới” đã góp phần thể hiện niềm hạnh phúc của ba, mẹ khi chứng kiến những điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời con.
  • Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương:
  • Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình”: “Đan lờ cài nan hoa”, “Vách nhà ken câu hát” thể hiện sự gắn bó, quấn quýt.
  • Biện pháp nhân hóa kết hợp với điệp từ “cho” đã thể hiện rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình, che chở và nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống: “Rừng cho hoa”, “Con đường cho những tấm lòng”.

→ Con sinh ra trong niềm hạnh phúc và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và tình yêu quê hương. Gia đình là cái nôi ấm áp, là dòng sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn, là hành trang quý báu để con vững bước vào đời. Thế nên, công lao trời bể của cha mẹ ấy là những điều con luôn khắc cốt ghi tâm. Quê hương bao bọc con trong suốt quá trình trưởng thành, để con tự tin vững bước vào tương lai. Quê hương không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn ta mà còn hun đúc nhân cách, bồi đắp bản sắc cho ta.

3. Bình luận:

  • Đoạn thơ là lời tâm sự của người cha dành cho con ngay từ thuở bé thơ. Những lời dặn dò ấy gợi nhắc con về cội nguồn sinh dưỡng, để mai này khi con lớn lên, dù con đi đến những chân trời xa, đối mặt với những thử thách cuộc đời, con mãi luôn vững tin vì gia đình luôn ở đó, quê hương vẫn luôn dang rộng vòng tay yêu thương con, là hậu phương vững chắc cùng con trưởng thành. 
  • Đoạn thơ là lời nhắc nhở về những tình cảm giản dị, chân thành và gần gũi trong cuộc đời, những giá trị đẹp đẽ mà đôi khi con người đã lãng quên trong đời sống, nhịp sống hiện đại. Đoạn thơ đề cao sự giao tiếp giữa các thành viên, tạo dựng nền tảng vững chắc của gia đình. 
c. Sáng tạo
Diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Nhận định về đề thi Ngữ Văn vào lớp 10 của TP. HCM năm 2024

NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (KHÓA NGÀY 06,07 THÁNG 6 NĂM 2024)

NĂM HỌC 2024-2025

Tổ Ngữ văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI

“Nhịp trái tim không chỉ dành cho riêng mình” là chủ đề của đề thi môn Ngữ văn

Nhận xét chung: Cấu trúc đề thi của năm nay tương tự năm 2023-2024, gồm có 03 câu và (theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản). Chủ đề “Nhịp trái tim không chỉ dành cho riêng mình” của đề khá hay, độ phân hoá của đề thi rất tốt; do vậy, dự kiến kiến phổ điểm trung bình dao động từ 6.25 – 7.5 điểm

Câu 1- Đọc hiểu: Ngữ liệu được lựa chọn khá tốt; các câu hỏi khai thác ngữ liệu kiểm tra được cả kĩ năng đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt của thí sinh. Vấn đề biển đảo, đất nước và tình yêu dân tộc của mỗi người tuy không quá mới mẻ nhưng cách triển khai nội dung gợi lên cho thí sinh nhiều suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc khi tiếp cận tới vấn đề. Ở 3 câu hỏi đầu tiên (ý a đến ý c), thí sinh có thể trả lời nhanh và không gặp khó khăn; tuy nhiên, câu hỏi số 4 (ý d) của phần này rất hấp dẫn, đòi hỏi thí sinh cần tư duy nhanh, thể hiện sự sáng tạo của bản thân để có thể hoàn thành tốt bài làm của mình.

Câu Nghị luận xã hội: Vấn đề lí trí và tình cảm không mới nhưng vẫn luôn là thách thức cho thí sinh khi cần triển khai bài viết với dung lượng ngắn (500 chữ), cần đưa ra những dẫn chứng phù hợp, thể hiện rõ quan điểm của bản thân nhưng vẫn bao quát được luận đề. Đối với yêu cầu này, thí sinh cần chỉ ra sự khác biệt giữa quan điểm của học giả Nguyễn Duy Cần và cách nghĩ thông thường, đưa ra những lý giải phù hợp, dẫn chứng rõ ràng từ chính cuộc sống của mình để nêu bật quan điểm về việc ứng xử trong cuộc sống, cách

chúng ta nhìn nhận về những người xung quanh, những điều diễn ra trong đời sống thường nhật…; việc vận dụng các thao tác lập luận tốt, kết hợp với các dẫn chứng phù hợp sẽ là điểm nhấn cho bài làm của thí sinh. So với yêu cầu của năm trước, câu hỏi nghị luận xã hội mức độ phần nhẹ nhàng hơn khi không cần lí giải một đoạn thơ (như năm 2023), nhưng lựa chọn chi tiết, sắp xếp ý cũng là trở ngại thí sinh cần vượt qua.

Với các yêu cầu của một bài văn nghị luận xã hội, các thí sinh có thể dễ dàng đạt được khoảng 2,0 – 2,25 điểm.

Câu Nghị luận văn học: Vẫn theo thông lệ hàng năm, đề thi đưa ra 2 sự lựa chọn cho thí sinh

Đề 1: Với yêu cầu nêu cảm nhận về tình cảm của nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà và làm rõ tình cảm của gia đình đối với mỗi người có thể nói là câu hỏi dễ và vừa sức với đa số thí sinh. Tác phẩm, nội dung hỏi tương đối quen thuộc nên chắc chắn nhiều thí sinh sẽ lựa chọn đề bài này trong phần thi của mình.

Đề 2: Giống như các năm trước, đề bài này như một điểm nhấn, thể hiện sự khác biệt của TP.HCM so với đề thi của các tỉnh/thành phố khác; viết một bài văn thể hiện những tình cảm sâu sắc mà thơ ca khơi lên trong mỗi người tuy khó nhưng lại là mảnh đất sáng tạo cho nhiều thí sinh nhất là các thí sinh có năng lực cảm thụ văn chương tốt, yêu thích môn Ngữ văn hoặc dự thi chuyên. Đề bài này cho phép thí sinh được trình bày quan điểm của mình, thể hiện cái riêng trong tư duy, cách cảm nhận riêng về văn học; đây là đề bài mở nên thí sinh chỉ cần đảm bảo về logic trong nội dung, cách trình bày hợp lí và các yêu cầu trong tạo lập văn bản để hoàn thành tốt câu hỏi.