Hướng dẫn chữa đề số 12 môn Tiếng Việt

0
1312

Cô Bùi Thị Tú (Giáo viên Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) sẽ hướng dẫn chữa đề số 12 môn Tiếng Việt. Phụ huynh và học sinh lưu ý để tránh mắc lỗi sai khi giải đề.

I. Kiến thức trọng tâm

  • Từ: từ xét theo cấu tạo, từ loại, nghĩa của từ
  • Câu: các thành phần câu, câu xét theo cấu tạo
  • Biện pháp nghệ thuật
  • Cảm thụ văn học
  • Tập làm văn: viết bài văn miêu tả
  • Kĩ năng đọc – hiểu văn bản

II. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Tìm từ không cùng nhóm trong mỗi dãy từ sau và giải thích lý do chọn từ đó:

a. Nhân tài, nhân vật, nhân tạo, nhân quả

– Từ không cùng nhóm: nhân quả

– Giải thích: tiếng “nhân” trong các từ còn lại đều có nghĩa chỉ người, tiếng “nhân” trong từ “nhân quả” dùng để chỉ lý do, nguyên nhân

b. Cá cược, cá thu, cá nhụ, cá quả 

– Từ không cùng nhóm: cá cược

– Giải thích: các từ còn lại đều là danh từ (gọi tên loài cá), từ “cá cược” là động từ (chỉ hoạt động đánh cược ăn tiền).

Bài 2: Tìm từ láy thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Đêm giữa thu, mặt trăng tròn vành vạnh và sáng vằng vặc trên bầu trời

b. Đêm khuya, vạn vật đều chìm trong giấc ngủ, chỉ còn tiếng sóng biển rì rào và tiếng gió lao xao

Bài 3: Thay từ “Thắng” trong các câu sau bằng từ đồng nghĩa:

a. Ngày tết, cu Tí thắng bộ quần áo mới và cảm thấy thích thú lắm.

=> Từ thay thế: diện, mặc, vận

b. Khoa học ngày nay đã giúp con người thắng được nhiều thứ dịch bệnh 

=> Từ thay thế: chữa trị, kiểm soát

Bài 4: Đặt câu theo yêu cầu:

a. Câu có từ “sáng” là danh từ

Ví dụ: Hôm nay chúng tôi đã đi một chặng đường rất dài, đi từ sáng mà đến tận chiều mới tới nơi.

b. Câu có từ “sáng” là tính từ và được dùng theo nghĩa gốc

Ví dụ: Nắng chiếu vào căn phòng của tôi sáng quá

c. Câu có từ “sáng” là tính từ và được dùng theo nghĩa chuyển

Ví dụ: Ai cũng khen mấy cô cậu học trò của tôi rất thông minh, sáng dạ

Bài 5: Tìm từ ngữ thích hợp để hai câu văn sau được liên kết với nhau:

a. Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó” là một chàng kỵ sĩ rất bảnh.

b. Mùa xuân làm cho đất trời, vạn vật ấm lại. Mùa xuân” cũng khiến cho con người cảm thấy trẻ trung và yêu đời hơn.

c. Trời vẫn còn sớm và thời tiết thì giá lạnh. Thế mà” mẹ đã gánh mạ ra đồng để cấy cho xong thửa ruộng.

Bài 6: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn trích sau và viết đúng quy tắc chính tả:

“Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Midat bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:

– Xin Thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!

Bài 7: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…”

(Trích Về ngôi nhà đang xây – Đồng Xuân Lan)

a. Tìm cặp từ trái nghĩa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Cặp từ trái nghĩa: hoàn thành >< dở

b. Từ “với” trong đoạn câu thơ cuối đoạn thuộc từ loại gì và có nghĩa là gì?

– Từ loại: quan hệ từ 

– Trong câu thơ cuối đoạn, từ “với” dùng để nối, nó mang nghĩa là cùng(nhau).

c. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ

– Đoạn thơ sử dụng biện pháp so sánh thể hiện qua hình ảnh Ngôi nhà như trẻ nhỏ và nhân hóa thể hiện qua từ ngữ lớn lên

Để thời gian học hiệu quả, thay vì quá tập trung vào những đề thi “trôi nổi”, không xác định được nguồn thì cha mẹ nên chủ động tìm đề thi từ các giáo viên có kinh nghiệm, hệ thống giáo dục uy tín như HOCMAI. Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm nhiều năm trong giáo dục kết hợp với các giáo viên giỏi, giàu chuyên môn luyện thi vào 6, HOCMAI đưa ra gói giải pháp HM6 – Luyện thi vào 6 Toàn Diện. Với thiết kế khoa học, học sinh sẽ được cọ xát tối đa cùng với các dạng đề thi, quét được rất nhiều dạng bài. Quan trọng là, sau khi nhận ra những lỗi sai trong kiến thức, con có thể ôn tập lại ngay cùng chuyên đề tương ứng.

Thông tin chi tiết về giải pháp HM6, phụ huynh và học sinh liên hệ hotline: 090.455.9891 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ!