Hướng dẫn giải toán 4: Nhân số với 10, 100, 1000,…Chia cho 10, 100, 1000

0
5789

Ở bài toán trước, các con đã được học “Nhân với số có một chữ số”. Và trong bài học này, các con sẽ được tiếp cận với một dạng toán mới, rất quan trọng và cần thiết cho kì thi cuối học kì sắp tới đó chính là “Nhân số với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000”.

Lý thuyết cần nhớ “Nhân số với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000

Nhân với 10, 100, 1000

Với quy tắc trên, các con có thể hoàn thành nhanh chóng bài tính nhẩm mà không nhất thiết phải đặt phép tính ra. Điều này sẽ giúp các con tiết kiệm được thời gian để làm những bài tập khác. 

Ví dụ 23×10=230; 27×10=270

Chia với 10, 100, 1000

Khác với phép tính nhân cho 10, 100, 1000 là thêm chữ số 0 vào bên phải số đó. Ở phép tính chia, các con chỉ việc bớt đi 1, 2. 3,… số 0 ở bên phải số đó. Ví dụ:

320:10=32; 9200:100=92; 3520:10=352,… Rất đơn giản phải không nào!

Tựu chung lại, phần kiến thức này khá dễ nếu như con nắm chắc kiến thức. Dưới đây, HOCMAI sẽ tổng hợp lại kiến thức chung mà con cần nhớ:

Xem thêm: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số

Bài tập vận dụng bài “Nhân với 10, 100, 1000,… Chia cho 10, 100, 1000”

Dạng 1: Tính nhẩm

Với dạng bài này con phải sử dụng những kỹ thuật để tính toán nhanh chóng, không được sử dụng máy tính hay đặt phép tính thông thường.

Bài tập 1: 

a, 825×10=?                        d, 3200:10=?                             g, 22000:100=?

b, 9785×100=?                    e, 54000:100=?                          h, 4600000:100=?

c, 51000×100=?                   f, 604000:1000=?                       i, 4200000:1000=?

(Đáp số: a – 8250; b – 978500; c – 5100000; d – 320; e – 540; f – 604; g – 220; h – 64000; i – 4200)

Dạng 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

Để có thể làm tốt dạng bài này con cần nắm chắc lý thuyết. Ví dụ như trong bài tập sau:

a, 70 kg =…. yến                                    d, 120 tạ =…. tấn

b, 800 kg =…. tạ                                    e, 5000 kg =…. tấn

c, 300 tạ =…. tấn                                    f, 4000 g =…. kg

(Đáp số: a – 7; b – 8; c – 30; d – 12; e – 5; f – 4)

Để giải quyết bài tập trên, các con cần nắm chắc bảng đơn vị đo khối lượng: tấn – tạ – yến – kg – hg – dag – g. (2 đơn vị liền kề sẽ hơn kém nhau 10 đơn vị)

Dạng 3: Điền dấu <;>;=

a, 232000:1000 …………. 233×10

b, 435×1000 …………… 4350×100

c, 905×10 ……………. 90000:1000

(Đáp án: a – <; b – =; c – >)

Dạng 4: Giải bài toán có lời văn

Với dạng toán có lời văn, các con cần xác định và gạch chân những thông tin chính xuất hiện trong đề bài. Sau đó các con phải tóm tắt và lên kế hoạch viết lời giải, phép tính và đáp số.

Ví dụ:  Dãy nhà H của bệnh viện đa khoa T có 30 buồng bệnh, mỗi buồng có 7 giường bệnh. Do số bệnh nhân đông mà phòng bệnh lại có hạn nên 2 bệnh nhân phải nằm ghép chung một giường. Biết có 6 buồng bệnh các bệnh nhân phải nằm ghép như vậy. Hỏi có bao nhiêu người bệnh đang phải điều trị tại dãy nhà H của bệnh viện đa khoa T.

(Đáp số: 252 người)

Để biết thêm nhiều dạng bài khác cũng như đáp án chi tiết của từng bài, cha mẹ và con hãy click vào link sau: Nhân với 10, 100, 1000,…Chia cho 10, 100, 1000

Cha mẹ đừng quên đón xem các bài tin tiếp theo của HOCMAI Tiểu học để biết thêm nhiều bài kiến thức bổ ích khác nhé!