Để đạt điểm cao khi viết bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần nắm vững các kỹ năng làm bài và tích lũy vốn sống phong phú để biết cách biểu đạt vấn đề đa chiều, tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Trong chương trình Ngữ văn THCS, cụ thể là từ lớp 7 học sinh sẽ bắt đầu làm quen với văn nghị luận, sau đó từ lớp 8 – lớp 9 sẽ tiếp xúc nhiều với chuyên đề nghị luận xã hội. Đây là một phần kiến thức quan trọng của môn Ngữ văn và thường xuất hiện trong cấu trúc đề thi, đề kiểm tra. Vì vậy để giành điểm cao học sinh cần nắm chắc kỹ năng viết bài văn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và chấm thi, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI lưu ý học sinh khi viết văn cần đảm bảo viết đúng và viết đủ yêu cầu của đề bài trước khi hướng tới viết hay, bay bổng và lãng mạn. Theo cô học sinh nên đưa tư duy logic của Toán học vào trong Văn và cần rèn luyện cho mình lối tư duy này khi viết các bài văn, đoạn văn. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể của cô về vấn đề này.
“Quy trình” để viết một bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội
Để viết một bài văn, đoạn văn Nghị luận xã hội đạt điểm cao thì học sinh cần phải đảm bảo tuân thủ và làm theo 4 bước sau, nghĩa là phải trả lời được 4 câu hỏi dưới đây:
+ Vấn đề đó là gì?
+ Biểu hiện của vấn đề như thế nào?
+ Tại sao: Nó đóng vai trò gì trong cuộc sống: Tích cực hay tiêu cực?
+ Liên hệ thực tế. Sau đó lấy dẫn chứng tiêu biểu.
Chỉ cần nắm chắc quy trình 4 bước này thì với bất kỳ đề bài nào về văn nghị luận xã hội học sinh đều có thể viết tốt.
Ví dụ: Với một đề văn nghị luận về lòng biết ơn trong xã hội hiện nay
+ Để trình bày cho người đọc hiểu được vấn đề này thì trước tiên học sinh cần phải giải thích lòng biết ơn là gì – Khẳng định đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
+ Sau đó đi đến bước liệt kê ra những biểu hiện của lòng biết ơn, có thể lấy ví dụ về các ngày lễ, tri ân như 20/11, 27/7 chính là những ngày tôn vinh công lao của người thầy, người lính – đó chính là biểu hiện của lòng biết ơn trong truyền thông văn hóa dân tộc.
+ Tiếp đó hãy nói đến vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống, nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực như thế nào.
+ Cuối cùng là bước liên hệ thực tế, ở bước này cần lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề.
Ngoài chỉ ra quy trình 4 bước như trên, để viết văn tốt học sinh cần phải trải qua bước lập dàn ý. Điều này sẽ giúp học sinh viết một bài văn đúng yêu cầu của đề, không bị thiếu ý hay thừa ý.
Cụ thể sau khi đọc xong đề bài hãy dùng giấy nháp gạch nhanh những luận điểm chính và dẫn ra các luận cứ, dẫn chứng để chứng minh cho yêu cầu của đề. Chỉ với 5, 10 phút thôi nhưng với bước này chắc chắn bài văn sẽ hoàn chỉnh hơn mà không bị đi lạc đề.
Học sinh cần luyện viết thường xuyên để rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận hấp dẫn
Cần tích lũy vốn sống để biểu đạt vấn đề đa chiều
Không giống như nghị luận văn học với các kiến thức, dẫn chứng, trích dẫn mang tính “kinh điển”, đi cùng năm tháng thì văn nghị luận xã hội lại đòi hỏi sự sáng tạo, mới mẻ và mang tính cấp thiết của thời đại, xã hội được cập nhật từng ngày từng giờ. Do vậy để viết tốt dạng văn này thì học sinh cần phải tích lũy vốn sống, thường xuyên mở mang tri thức.
Cô Trang lưu ý học sinh: “Với văn nghị luận xã hội khi lấy dẫn chứng các em phải lấy dẫn chứng về những nhân vật tiêu biểu, điển hình chứ không nên lấy chung chung. Để bài viết của mình thuyết phục với dẫn chứng phong phú thì cô khuyên các em nên “bỏ túi” sẵn cho mình khoảng 10 tấm gương điển hình về người tốt việc tốt, danh nhân, doanh nhân hay các nhà khoa học tiêu biểu sống trong thời đại mình.”
Song song với đó học sinh phải thường xuyên cập nhật và tìm hiểu các thông tin, vấn đề xã hội để tích lũy vốn sống và sự hiểu biết cho mình bằng cách đọc sách, xem báo đài. Điều này sẽ giúp người viết thể hiện được cái nhìn đa chiều và quan điểm, chính kiến của bản thân trong bài viết.
Để viết văn tốt thì học sinh phải thường xuyên rèn luyện và trau dồi kỹ năng diễn đạt của mình. Đó là bài văn phải đảm bảo đúng, đủ yêu cầu của đề. Các phần các đoạn được diễn đạt rành mạch, rõ ràng và sáng ý. Và để làm tốt được điều này thì hãy luyện tập thường xuyên để tự rút ra kinh nghiệm cho mình.
Để bứt phá điểm số môn Ngữ văn trong năm học này, học sinh có thể tham khảo và học sớm kiến thức môn Ngữ văn (các khóa từ lớp 6 – 9) thuộc Chương trình Học Tốt 2020 – 2021 tại HOCMAI. Đây là chương trình học tập trung vào việc xây dựng kiến thức nền tảng, giúp học sinh nắm chắc lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào làm bài tập, rèn luyện thành thạo các dạng bài bám sát theo chương trình sách giáo khoa hiện hành ngay từ hè, tăng cơ hội giành điểm cao khi làm bài kiểm tra và bài thi, bứt phá điểm số trong năm học tới.
Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí. |