Hướng dẫn làm bài văn tả cảnh hay – lớp 5

0
20672

Bốn lưu ý quan trọng để làm một bài văn tả cảnh hay bao gồm: Quan sát chi tiết sự vật, sử dụng các giác quan, sử dụng nhiều loại từ, sử dụng các biện pháp tu từ. Cô Thu Hoa sẽ hướng dẫn chi tiết.

Trong chương trình môn Tiếng Việt 5 thì văn tả cảnh chiếm một phần không nhỏ. Tuy nhiên, nhiều học sinh hiện nay vẫn lúng túng trước cách viết một bài văn tả cảnh sao cho hấp dẫn. Nhằm giúp học sinh khắc phục được tình trạng này, cô giáo Trần Thu Hoa  sẽ hướng dẫn cách viết văn tả cảnh hay trong bài viết dưới đây. Mời quý phụ huynh và học sinh quan tâm tham khảo nhé!

Các dạng văn miêu tả điển hình và cấu tạo của bài văn miêu tả

  1. Các dạng văn miêu tả trong chương trình lớp 5

Ở lớp 5, học sinh được làm quen với ba dạng văn miêu tả: Tả người, tả vật, tả cảnh. Trong đó, văn tả cảnh có phần khó và trừu tượng hơn vì đối tượng miêu tả rất rộng (cảnh vật). Các yêu cầu về sự hiểu biết và khả năng diễn đạt cũng cao hơn để học sinh tả hay và chân thực bức tranh về tự nhiên.

Các dạng văn miêu tả được học trong chương trình Tiếng Việt lớp 5
  1. Cấu tạo của một bài văn miêu tả

Cũng như bất kỳ bài viết văn nào, một bài văn miêu tả hoàn chỉnh (bao gồm văn tả cảnh) luôn có cấu tạo 3 phần. Trong đó, nội dung mỗi phần được cô Thu Hoa gợi ý như sau:

Mở bài: Giới thiệu khái quát.
Thân Bài: Tả chi tiết từng phần.
Kết Bài: Cảm nghĩ về đối tượng.

Mẹo làm một bài văn tả cảnh hay

Nếu không biết cách diễn đạt, sẽ rất khó để viết hay một bài văn tả cảnh, vì cảnh vật thường ở trạng thái tĩnh và đơn giản (dòng sông, làng mạc, cây cối,…). Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể cảm nhận và miêu tả cảnh vật dưới góc nhìn sinh động, lôi cuốn hơn nhờ 4 lưu ý sau khi làm bài:

Cô Thu Hoa hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn tả cảnh

Tham khảo video bài giảng MIỄN PHÍ tại: https://hocmai.vn/bai-giang-truc-tuyen/65896/tap-lam-van-cau-tao-cua-bai-van-ta-canh-va-luyen-tap-ta-canh.html

  1. Quan sát chi tiết sự vật

Để có thể miêu tả bất cứ sự vật hiện tượng nào, ta phải có hiểu biết về nó. Việc quan sát các sự vật, quang cảnh sống hàng ngày giúp học sinh vừa am hiểu về sự vật xung quanh, vừa gắn bó hơn với môi trường sống, biến những thông tin từ thực tế thành kho kiến thức khi viết bài.

  1. Sử dụng các giác quan: Thị giác – nhìn, thính giác – nghe, vị giác – nếm, khứu giác – ngửi, xúc giác – cảm nhận.

Cảm nhận tinh tế các sự vật sẽ giúp học sinh miêu tả có chiều sâu và ấn tượng hơn. Việc sử dụng các các quan khi miêu tả giúp bài văn trở nên sinh động, hiện thực như bức tranh vẽ ra trước mắt.

Chẳng hạn, cùng miêu tả về dòng sông buổi tối, ta có hai câu văn sau:
Câu văn thông thường: “Dòng sông ban đêm có màu đen, phản chiếu bóng của sao và trăng sáng trên bầu trời”.
Câu văn sử dụng các giác quan: “Dòng sông về đêm diện mình trong màu áo kim sa đính cườm sao, nàng gài chiếc nơ trăng khuyết long lanh, cỏ ven bờ nhìn sông diễm lệ mà lao xao bàn tán về sắc đẹp của nàng”.

  1. Sử dụng nhiều loại từ: Động từ, tính từ,…

Trạng thái tĩnh lặng, ít chuyển động của cảnh vật dễ khiến khi miêu tả, bài văn nhàm chán và không hấp dẫn. Vì vậy, học sinh nên tăng cường sử dụng các động từ, tính từ – từ ngữ có tính gợi hình, gợi thanh cao để bài văn sống động hơn.
Ví dụ: Sáng sớm tinh mơ, những giọt sương tinh khiết do mây cử xuống đánh thức mầm hoa, nụ khẽ lay mình tỉnh giấc ngủ dài, xòe rộng những cánh hoa và bung tỏa một mùi hương ngào ngạt.

4. Sử dụng các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ….

Sử dụng biện pháp nghệ thuật là yếu tố được đánh giá rất cao khi làm văn miêu tả. Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa trong bài viết giúp tạo hình dung về sự vật rõ hơn, gợi mở những tưởng tượng phong phú cho người đọc.
Ví dụ: Chú gà trống như một cán bộ loa phường, hàng sáng chú nhảy tót đỉnh rơm vàng óng, gáy lên rất to “O…o…o…” báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Tả cảnh là tái hiện lại những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. Không khó để làm một bài văn tả cảnh nhưng muốn viết hay thì đòi hỏi chúng ta phải biết quan sát và có kỹ năng viết văn tả cảnh. Vận dụng tốt 4 lưu ý khi viết văn tả cảnh trên, học sinh sẽ tự tin đạt điểm cao phần này.

Năm học sắp kết thúc, việc ôn lại các bài học trong hè sẽ giúp con bắt nhịp kiến thức dễ dàng hơn. Cha mẹ tìm hiểu ngay Chương trình Học Tốt, với nhiều bài giảng miễn phí để giúp con bứt phá trong năm học mới nhé!