Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn hay nhất

0
295
ket-bai-luc-van-tien-gap-nan

Một bài văn hay cần có đầy đủ kết cấu ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó phần kết bài đóng vai trò tổng kết và đánh giá những vấn đề đã được đặt ra góp phần tạo lên sự hoàn chỉnh cho một bài văn hoặc bài Soạn văn 9. Nhưng làm thế nào để viết được một kết bài hay và ấn tượng cho bài văn? Hãy cùng tham khảo Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn của tác giả Nguyễn Đình Chiểu được HOCMAI tổng hợp dưới đây. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên): Phân tích chung

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích chung số 1

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” với bố cục cốt truyện hợp lý, chất thơ giản dị trong đời sống hàng Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng lên một tình huống truyện vô cùng đặc sắc miêu tả kiếp nạn của Lục Vân Tiên. Qua đó, người đọc thấy được sự đối lập giữa thiện và ác, sự cao cả và khiêm tốn của người dân lao động. Đặc biệt, người đọc còn cảm nhận được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào vẻ đẹp của con người lao động.

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích chung số 2

Có thể thấy đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là một đoạn trích hay và đặc sắc trong tác phẩm. Ở đây, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu dựng lên một bức tranh tương phản về hai con người, hai tính cách. Một bên là Trịnh Hâm độc ác, vô tình, sẵn sàng hại người vì ghen ghét đố kỵ. Mặt khác, cũng có những người lao động hết sức bình thường, không màng danh lợi, chính trực, sống giản dị nhưng vô cùng tình cảm và nhân hậu. Qua đoạn trích, chúng ta cũng có thể thấy được sự tinh tế của tác giả trong việc tạo hình nhân vật và xây dựng tình huống truyện. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích chung số 3

Chúng ta phải công nhận rằng, truyện Lục Vân Tiên nói chung và đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nói riêng là tiếng lòng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về vẻ đẹp nhân hậu, vị tha của người dân lao động và sự căm ghét cái xấu qua hình ảnh của các nhân vật như ông Ngư, Trịnh Hâm. Với ngôn ngữ giản dị cùng cách xây dựng cốt truyện độc đáo, sáng tạo, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết lên một đoạn trích tiêu biểu nhất về sự đối lập giữa thiện -ác, về tấm lòng nhân hậu với sự độc ác, ích kỷ. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích chung số 4

Thơ của Nguyễn Đình Chiểu bao giờ cũng vậy: giản dị, nhẹ nhàng nhưng đã chạm đến trái tim bao người đọc bởi ý nghĩa và giá trị cao đẹp của nó. Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” đã tố cáo những kẻ giả nhân giả nghĩa, luôn muốn hãm hại người tốt để thỏa mãn sự ích kỷ đê hèn của mình. Nhưng giữa những sự xấu xa đen tối đó, vẫn có những con người lao động chân chất với tấm lòng nhân hậu, lương thiện, trượng nghĩa.  

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích chung số 5

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” được xây dựng khéo léo theo kết cấu truyền thống của truyện dân gian. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật, ​​nhịp thơ mềm mại, giọng điệu, ngôn ngữ giản dị, gần gũi và xây dựng cốt truyện độc đáo. Đoạn trích gửi gắm niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp với những con người lương thiện, ca ngợi vẻ đẹp nhân ái ẩn chứa trong lòng người. Đồng thời lên án, phê phán những kẻ tiểu nhân xấu xa, với sự xảo quyệt của mình sẵn sàng đẩy người khác vào chỗ chết để đạt được mục đích cá nhân.

 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên): Kết bài phân tích nhân vật Trịnh Hâm

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trinh Hâm số 1

Sự gian xảo và xảo quyệt của nhân vật Trịnh Hâm được miêu tả kỹ lưỡng khi con thuyền chở hai người bắt đầu rời bến. Hắn ta đã rắp tâm hại Lục Vân Tiên khi đưa thuyền ra giữa sông, vào thời điểm đêm tối mù mịt rồi tìm thời cơ đẩy Vân Tiên xuống dòng nước mênh mông, cuồn cuộn. Sự độc ác của Trịnh Hâm còn nâng lên một bậc khi hắn ta thấy Lục Vân Tiên  bị cuốn trôi mới giả vờ hô hoán để tránh khỏi nghi ngờ. Qua 8 câu thơ miêu tả tội ác của Trịnh Hâm, Nguyễn Đình Chiểu đã cho người đọc thấy rõ bộ mặt của một kẻ có học thức nhưng giả nhân giả nghĩa, còn không bằng loài cầm thú. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trinh Hâm số 2

Chỉ với tám dòng thơ, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã kể lại việc Trịnh Hâm hãm hại Lục Vân Tiên chỉ để thỏa mãn sự đố kị của bản thân. Đồng thời, qua đó tác giả đã lên án bộ mặt thật  độc ác, gian xảo, đê hèn của những kẻ có học luôn tỏ ra bản thân là người lương thiện, thích giúp đỡ người gặp cảnh khó khăn. Mỗi câu thơ đều được sắp xếp gọn gàng và logic rõ ràng, thể hiện tội ác luôn diễn ra nhanh chóng và bất ngờ, không ai có thể đề phòng được. Trịnh Hâm là đại diện của những kẻ có học với vỏ bọc giả nhân nghĩa nhưng thực chất nhân cách thối nát đến cực điểm trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trinh Hâm số 3

Nhân vật Trịnh Hâm luôn tỏ vẻ sẽ giúp đỡ Lục Vân Tiên khi Vân Tiên gặp cảnh khốn cùng không tiền của, mắt bị mù tại nơi đất khách quê người  thì hắn ta đã nhanh chóng để lộ bộ mặt thật đê hèn, bỉ ổi của mình ngay sau đó khi rắp tâm lên kế hoạch hãm hại  Lục Vân Tiên. Chỉ với 8 dòng thơ, kế hoạch hại người hoàn mỹ của hắn đã thực hiện trót lọt càng cho người đọc thấy được sự gian xảo, độc ác của một người tự xưng có học vấn. Có lẽ, hình ảnh của Trịnh Hâm cũng là hình ảnh của bao kẻ ngoài đời thực, luôn dùng vỏ bọc đẹp đẽ để che đậy sự xấu xa đến cùng cực của mình.  

 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên): Kết bài phân tích nhân vật ông Ngư 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 1

Qua nhân cách cao đẹp và vẻ đẹp nhân hậu cao cả của nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân gặp nạn, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn về nhân cách, lý tưởng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Dù sống trong cảnh mù lòa nhưng tác giả  vẫn giữ được đức tính cao thượng và tỏa sáng rực rỡ. Qua hình tượng người đánh cá, chúng ta còn thấy được sự khâm phục và tin tưởng của nhà thơ đối với nhân cách con người lao động giản dị giúp đỡ mọi người trong lúc hoạn nạn. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 2

Cũng giống như các nhân vật người lao động hiền lành, tốt bụng xuất hiện xuyên suốt trong truyện Lục Vân Tiên, nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn này không chỉ là một người lao động chất phác, nhân hậu mà còn là hình ảnh của một nho sĩ bình dân, coi thường danh lợi, phú quý, giúp người mà không nghĩ đến báo đáp, đây là bản chất của con người lao động thời bấy giờ. Sống trong thời loạn lạc, nhân vật ông Ngư cũng là một hình tượng lý tưởng để thể hiện cuộc đời và tư tưởng nhân văn của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: 

Kinh luân đã sẵn trong tay,

 Thung dung dưới thế, vui say trong trời.

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 3

Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn thể hiện vẻ đẹp của nhân dân lao động, niềm tin yêu nhân dân của tác giả, sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, sự trân trọng những cái cao cả, những đức tính tốt đẹp mà ai cũng nên có qua hình ảnh ông Ngư được tác giả Nguyễn Đình Chiểu Chiểu xây dựng lên. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 4

Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn đã  thể hiện niềm tin của tác giả vào cuộc sống ấm no của nhân dân lao động và niềm khao khát của Nguyễn Đình Châu về một cuộc sống tươi đẹp, tự do, một cuộc sống hoàn toàn trái ngược với thực tế xã hội toàn những kẻ chà đạp lên đạo đức và tình người. Hình ảnh ông Ngư đại diện của những người dân lao động có tấm lòng nhân hậu, vị tha, chính nghĩa, cho người đọc thấy được niềm tin của tác giả về một tương lai tốt đẹp. 

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn cũng khép lại bài văn của các em học sinh. Viết kết bài không hề khó nếu có sự đầu tư kiến thức cũng như tham khảo những mẫu kết bài có sẵn để biến nó thành của riêng mình.