Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn hay nhất – HOCMAI

0
328
mo-bai-luc-van-tien-gap-nan

Mở bài cũng là một phần quan trọng của một bài văn bởi vậy các bạn học sinh thường bị bối rối khi phải viết mở bài cho bài văn của mình. Thấu hiểu điều đó, HOCMAI đã tổng hợp những mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn, mở bài phân tích nhân vật Trịnh Hâm, ông Ngư hay nhất dành cho bạn. 

 

Tham khảo thêm:

Phân tích Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn Lục Vân Tiên gặp nạn

Kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

 

 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên): Mở bài chung

Mở bài chung Lục Vân Tiên gặp nạn số 1

“Lục Vân Tiên gặp nạn” là một trong những đoạn trích hay và đặc sắc nhất trong “Truyện Lục Vân Tiên” của nhà thơ tài hoa nhưng bất hạnh Nguyễn Đình Chiểu. Qua đoạn trích này, tác giả đã ca ngợi lòng nhân ái, tình nghĩa của người dân lao động, đồng thời lên án tội ác dã man của những kẻ sống giả dối, nửa vời, sẵn sàng hãm hại người khác để thỏa mãn sự ích kỷ của riêng mình.

Mở bài chung Lục Vân Tiên gặp nạn số 2

Nền văn học Việt Nam có nhiều cây bút tài năng và giàu nghị lực. Trong văn xuôi, chúng ta có một Nam Cao dũng cảm vượt qua gánh nặng cơm áo và sáng tạo nghệ thuật để đời. Trong thơ ca, chúng ta có Nguyễn Đình Chiểu với nghị lực phi thường, ông đã vượt qua cuộc đời bất hạnh với đôi mắt không thể nhìn thấy ánh sáng và tạo ra nhiều tác phẩm độc đáo cho nền văn học Việt Nam. Điển hình nhất trong số đó là câu chuyện về Lục Vân Tiên, đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên Tiên gặp nạn”. Thông qua cảnh ngộ của Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, ca ngợi vẻ đẹp, lòng nhân ái, nghĩa tình của con người. Đồng thời lên án tội ác và sự tàn độc của những con người giả dối, hai mặt, ích kỷ và tham lam.

Mở bài chung Lục Vân Tiên gặp nạn số 3

Đoạn trích “Lục Vân VânTiên gặp nạn ” đã tổng hợp hết những khó khăn, mất mát, đau khổ mà Lục Vân Tiên phải nếm trải: mẹ mất, thi cử chưa xong, mắt bị mù nhưng nỗi đau vẫn bủa vây khi bị bạn bè làm tổn thương vì ghen ghét, đố kỵ. Và nếu không nhờ sự giúp đỡ của ông lão Ngư dân, chắc hẳn Lục Vân Tiên đã chết giữa dòng sông sâu và rộng lớn. Đoạn trích này không chỉ chứa đựng những thủ đoạn đê ​​hèn, độc ác của kẻ thủ ác mà còn làm ấm lòng người đọc bởi tấm lòng nhân hậu của những người dân chài tuy nghèo nhưng có tấm lòng nhân ái và sống tình nghĩa hết lòng giúp đỡ người gặp nạn khó khăn. 

Mở bài chung Lục Vân Tiên gặp nạn số 4

Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát và có kết cấu chương hồi của Nguyễn Đình Chiểu, Truyện đã  miêu tả sự đối lập giữa những con người nghĩa hiệp, có lòng nhân ái, vị tha, có học thức như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga hay những người dân lao động và những kẻ ác độc  như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm luôn mang trong lòng sự ghen ghét đố kỵ. Sự đối lập đó được thể hiện rõ ràng nhất trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn”, qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện quan điểm của mình về công lý, rằng cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người tốt luôn gặp may mắn và được nhiều người giúp đỡ. 

Mở bài chung Lục Vân Tiên gặp nạn số 5

“Lục Vân Tiên gặp nạn” là một trong những đoạn trích hay và đặc sắc nhất trong “Truyện Lục Vân Tiên” của nhà ông đồ Nguyễn Đình Chiểu. Qua đoạn trích, tác giả đã lên án những kẻ độc ác, vì lòng đố kỵ mà không tử thủ đoạn để hãm hại bạn bè với đại diện là Trịnh Hâm. Đồng thời tác giả cũng ca ngợi sự vị tha, tấm lòng nhân hậu của những con người lao động chân tay không quản ngại khi giúp đỡ người gặp nạn với đại diện là gia đình ông Ngư. 

 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên): Phân tích nhân vật Trịnh Hâm

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trịnh Hâm số 1

Thành công của tập truyện thơ nổi tiếng Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ nằm ở việc phản ánh giá trị của hiện thực và khát vọng theo đuổi cuộc sống công bằng và cao đẹp của con người mà còn ở việc khắc họa chân thực và táo bạo nhân vật phản diện, đại diện cho các thế lực xã hội xấu xa, độc ác. Trịnh Hâm là nhân vật tiêu biểu cho sự gian xảo, độc ác và đê tiện của một lớp người trong xã hội bấy giờ.

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trịnh Hâm số 2

Lục Vân Tiên là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Truyện được viết bằng chữ Nôm dưới với thể thơ lục bát đâm chất dân tộc, là một kiệt tác của văn học trung đại. Đọc bài thơ này, chúng ta khôgn khỏi khâm phục một Lục Vân Tiênhào hiệp, tài giỏi và giàu lòng nhân ái, giúp đỡ người đời và thiên hạ không màng danh lợi. Ngoài ra, câu chuyện còn dạy cho chúng ta một bài học sâu sắc về đạo lý ở đời, và đặc biệt là ranh giới mong manh giữa thiện và ác. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn cho thấy điều này qua hình tượng nhân vật Trinh Sâm luôn tỏ ra tốt bụng nhưng thực chất là một kẻ ích kỷ, ác độc ra tay với chính người bạn văn thơ của mình.

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trịnh Hâm số 3

Mỗi tác phẩm văn học tồn tại, ngoài việc mang lại giá trị tinh thần to lớn, nó còn phản ánh hiện thực và khát vọng vươn lên trong cuộc sống của con người. Vì trong xã hội vẫn còn tồn tồn tại rất nhiều điều bất công, nhất là xã hội phong kiến. Nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu và cái ác cũng được khắc họa trong nhiều tác phẩm văn học. Trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo lên hình tượng Trịnh Hâm, một kẻ độc ác với vỏ bọc lương thiện bên ngoài. Một kẻ sẵn sàng phá vỡ lời thề của bản thân để hãm hại người mà mình ganh ghét, đố kỵ. 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật Trịnh Hâm số 4

Trịnh Hâm dùng tay xô Vân Tiên xuống nước rồi kêu cứu như không biết chuyện gì đang xảy ra. Sau đó lừa dối mọi người bằng những lời nói dối để che đậy cho tội ác của mình. Chỉ trong 8 câu thơ, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả cảnh hãm hại Lục Vân Tiên của Trịnh Hâm vô cùng hợp lý với hành động nhanh chóng. Có thể thấy Trịnh Tây đã toan tính hãm hại Lục Vân Tiên ngay từ khi gặp gỡ. Từ đó chúng ta có thể thấy được bản chất của một con sói nham hiểm vì tham vọng của của mình mà phản bội bạn bè. 

 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên): Phân tích nhân vật ông Ngư 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 1

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã mang đến cho nền văn học trung đại Việt Nam những bài học đạo đức quý giá qua các tác phẩm thơ văn của mình. Bài thơ “Lục Vân Tiên” là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Truyện thơ  được xây dựng dựa trên nền tảng của những đạo lý truyền thống như “nhân hậu”, “ cần, kiệm, liêm, chính”, truyền tải nhiều bài học lớn về tư tưởng vẻ vang của nhân loại. Ngoài nhân vật chính Lục Vân Tiên, ông Ngư cũng là một nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Thông qua phân đoạn “Lục Vân Tiên gặp nạn”, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện một vẻ đẹp nhân hậu, vị tha, một hân cách cao thượng của người lao động trong xã hội phong kiến xưa. 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 2

Lục Vân Tiên là truyện thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ngoài hình ảnh những nhân vật chính như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga cùng những nhân vật phản diện xuất hiện xuyên suốt trong truyện thơ thì hình ảnh những người dân lao động với lòng nhân hậu vị tha luôn xuất hiện và giúp đỡ mọi người. Điển hình có thể nhắc đến nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, một ngư dân có tấm lòng lương thiện tốt đẹp, giúp đỡ người gặp nạn mà không hề đòi báo đáp công ơn. 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 3

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” một lần nữa thể hiện tư tưởng nhân văn sáng ngời trong “Truyện Lục Vân Tiên”, đồng thời thể hiện niềm tin của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vào tấm lòng của người dân lao động trong thời buổi loạn lạc. Hình ảnh người ngư dân với cái tên gọi hết sức giản dị ông Ngư được khắc họa trong đoạn trích chính là hình ảnh của những người dân với tấm lòng nhân hậu, lương thiện và vị tha. 

Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn phân tích nhân vật ông Ngư số 4

Nhân nghĩa từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bên cạnh những cái xấu của xã hội thì cái thiện luôn tỏa sáng và chiến thắng cái ác. Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong trích đoạn “Lục Vân Tiên gặp nạn”, khi Lục Vân Tiên bị hãm hại đẩy xuông sông bởi Trịnh Hâm đã được một gia đình ngư dân cứu giúp. Hình ảnh gia đình ông Ngư là hiện thân của lòng nhân ái, là hiện thân của sự lương thiện. 

Mỗi một mở bài đều có cách viết hay và độc đáo nhưng vẫn thể hiện đầy đủ nội dung mà đề bài yêu cầu. Mở bài Lục Vân Tiên gặp nạn là tài liệu tham khảo quý giá dành cho các em học sinh, hỗ trợ các em trong quá trình học Ngữ Văn 9.