Kiến thức Tiếng Việt là phần nền tảng mà bất cứ bạn học sinh nào cũng cần nắm vững để ghi điểm số cao trong bài thi môn Ngữ văn vào 10. Do đó, phụ huynh và học sinh theo dõi bài giảng dưới đây của thầy Đặng Ngọc Khương để nắm được những nội dung trọng tâm trong quá trình ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.
Những kiến thức Tiếng Việt cần ghi nhớ
Trước khi tìm hiểu chi tiết, thầy Khương sẽ liệt kê toàn bộ những kiến thức Tiếng Việt có trong chương trình lớp 9 ở cả học kì I và học kì II mà các bạn học sinh cần lưu ý. Cụ thể như sau:
- Phương châm hội thoại.
- Dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Khởi ngữ.
- Các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu trong đoạn văn.
- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
- Kiến thức về câu (Các kiểu câu trong Tiếng Việt).
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- DỊCH VỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP ĐÔNG HÀNH TRONG SUÔT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Khái quát các kiến thức Tiếng Việt
1. Phương châm hội thoại
a, Phương châm về lượng
- Nói phải có nội dung.
- Không thiếu, không thừa.
b, Phương châm về chất
- Nói điều mình tin.
- Nói có bằng chứng.
- Không được nói sai sự thật
c, Phương châm quan hệ
- Nói đúng đề tài giao tiếp.
- Không lạc đề.
d, Phương châm cách thức
- Nói ngắn gọn, rành mạch.
- Tránh nói mơ hồ.
e, Phương châm lịch sự
- Nói có chủ ngữ.
- Không được dùng từ khiếm nhã, tục tĩu.
- Không được có thái độ bực tức.
2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
a, Cách dẫn trực tiếp
- Nhắc lại đầy đủ lời nói hoặc ý nghĩ của nhân vật.
- Lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép.
b, Cách dẫn gián tiếp
- Có thể điều chỉnh lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Vẫn đảm bảo ý chính trong lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
a, Đối thoại
- Là lời đối – đáp của 2 người trở lên.
- Nói thành tiếng.
- Trong văn bản tự sự, có gạch đầu dòng trước lời đối đáp.
b, Độc thoại
- Nói với chính mình hoặc nói với người khác trong tưởng tượng.
- Nói thành tiếng.
- Trong văn bản tự sự, có gạch đầu dòng trước lời độc thoại.
c, Độc thoại nội tâm
- Nói với chính mình hoặc nói với người khác trong tưởng tượng.
- Không nói thành lời.
- Trong văn bản tự sự, có gạch đầu dòng trước lời độc thoại nội tâm.
4. Khởi ngữ
* Khái niệm:
- Là thành phần đứng trước chủ ngữ.
- Nêu đề tài được nói đến trong câu. Đây là ý quan trọng mà học sinh cần lưu ý để phân biệt trạng ngữ với khởi ngữ trong quá trình làm bài.
* Dấu hiệu nhận biết: Đứng trước khởi ngữ thường có các quan hệ từ. Ví dụ: về, với, đối với,… Tuy nhiên, có những trường hợp trước khởi ngữ không có quan hệ từ.
Bài giảng “Kiến thức Tiếng Việt và tập làm văn cần ghi nhớ” của thầy Đặng Ngọc Khương
Trên đây là những chia sẻ của thầy Khương về 4 phần kiến thức Tiếng Việt quan trọng thường có trong đề thi Ngữ văn vào 10. Các phần tiếp theo sẽ được gửi đến quý phụ huynh và các bạn học sinh trong các bài giảng tiếp theo.
>>> Xem tiếp phần 2 video bài giảng kiến thức Tiếng Việt trong đề thi vào 10 tại: https://hocmai.link/Kien-thuc-Tieng-Viet-vao-10-p2
Ngoài các kiến thức về Tiếng Việt, học sinh có thể ôn tập toàn diện các kiến thức khác trong đề thi Ngữ văn vào 10 thông qua các bài giảng trong khóa HM10 Tổng ôn môn Ngữ văn của thầy Khương.
Khóa học giúp học sinh móc nối, hệ thống, sơ đồ hóa kiến thức, đối chiếu so sánh giữa các tác phẩm để học sinh có cái nhìn tổng quát và đa chiều bám sát định hướng thi vào 10 không chuyên của các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bên cạnh việc học và nắm vững kiến thức căn bản, học sinh sẽ được rèn luyện phương pháp và kĩ năng làm bài thi hiệu quả. Từ đó, nắm chắc toàn bộ các kiến thức theo từng chuyên đề trong cấu trúc đề thi và bết cách vận dụng kiến thức để có thể giải tất cả các dạng bài thường gặp.
Tham gia khóa học ngay từ bây giờ và chinh phục toàn diện kiến thức Ngữ văn trong đề thi vào 10.
ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TỔNG ÔN 2021 – 2022
|